Mẫu quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh là mẫu nào?
- Mẫu quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh là mẫu nào?
- Thời gian ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh là khi nào?
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như thế nào?
- Người canh tác có phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương không?
Mẫu quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh là mẫu nào?
Mẫu quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh là Mẫu tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh mới nhất hiện nay.
Mẫu quyết định ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh là Mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời gian ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh là khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp tỉnh, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp xã và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp huyện, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn huyện theo mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 15 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và nhu cầu chuyển đổi của người sử dụng đất trồng lúa, ban hành Kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn xã theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian ban hành trước ngày 30 tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp cấp tỉnh, ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh
Như vậy, thời gian ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa cấp tỉnh trước 30 tháng 11 năm trước của năm kế hoạch.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 quy định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:
- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
- Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
- Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
Người canh tác có phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 74 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân canh tác
1. Chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm cây trồng do mình sản xuất; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, sinh vật có ích, cơ sở hạ tầng. Sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác được phép lưu hành theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất vật tư nông nghiệp.
3. Áp dụng quy trình sản xuất phù hợp để ổn định và cải thiện độ phì của đất; hạn chế ô nhiễm và suy thoái đất, lan truyền sinh vật gây hại.
4. Chủ động ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống sinh vật gây hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã khi xảy ra ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch hại.
5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
6. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng.
Theo đó, người canh tác sẽ phải có nghĩa vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?