Mẫu phương án trồng các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES vì mục đích thương mại là mẫu nào?
Thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là gì?
Thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES được giải thích tại Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
4. Phụ lục CITES bao gồm:
a) Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
b) Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
c) Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
...
Theo đó, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
Mẫu phương án trồng các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES vì mục đích thương mại là mẫu nào? (hình từ internet)
Mẫu phương án trồng các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES vì mục đích thương mại là mẫu nào?
Vì mục đích thương mại được hiểu là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận (theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về mẫu phương án trồng các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES như sau:
Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại
....
2. Đối với thực vật:
a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;
b) Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;
c) Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, mẫu phương án trồng các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu phương án trồng các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES
Hồ sơ đăng ký trồng thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES ngoài phương án trồng còn gồm những gì? Trình tự tiếp nhận?
Hồ sơ đăng ký trồng thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES ngoài phương án trồng còn gồm những tài liệu quy định tại Điều 17 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES
1. Cơ quan cấp mã số
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục I CITES.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng
a) Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 04, phương án trồng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký trồng thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES ngoài phương án trồng còn gồm đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
Về trình tự tiếp nhận hồ sơ, cấp mã số trồng thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES được thực hiện như sau:
Bước 01: Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
Bước 02: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cho cơ sở.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện trồng theo quy định, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.
Bước 03: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Lưu ý: Đối với cơ sở trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục 1 CITES phải đăng ký với Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc gửi Ban Thư ký CITES, nhưng thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban Thư ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?