Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào?
- Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào?
- Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải hoàn thành khi nào?
- Bên thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì đối với thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh?
Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 4 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Lưu ý: Mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung tùy vào tình hình thực tế thực hiện.
Tải mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay:
Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải hoàn thành khi nào?
Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải hoàn thành theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục Hợp đồng
1. Việc thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện đối với toàn bộ tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, thông qua việc ký kết một hoặc nhiều Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục Hợp đồng giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp theo tính chất của từng loại tài sản thế chấp để đảm bảo việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
2. Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập nếu có tài sản phát sinh mới hoặc thay thế trong năm, được hoàn thành trước ngày 30/6 của năm liền kề năm phát sinh.
Như vậy, phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản về thay thế tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải được hoàn thành trước ngày 30/6 của năm liền kề năm phát sinh.
Bên thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì đối với thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh?
Đối với thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, bên thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Bên thế chấp
1. Phối hợp với Bộ Tài chính để ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
2. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản thế chấp theo quy định và báo cáo Bên nhận thế chấp về kết quả đánh giá, kiểm kê.
4. Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc đăng ký tài sản thế chấp.
5. Mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
7. Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích và theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Theo đó, đối với thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh thì Bên thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có các trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính để ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
- Và có trách nhiệm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản thế chấp theo quy định và báo cáo Bên nhận thế chấp về kết quả đánh giá, kiểm kê.
- Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc đăng ký tài sản thế chấp.
- Mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
- Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích và theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?