Mẫu Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần được quy định thế nào?
- Mẫu Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần được quy định thế nào?
- Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có gồm phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
- Mức phạt tiền đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn theo quy định?
Mẫu Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần được quy định thế nào?
Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần được thực hiện theo Mẫu 05-2/BK-QTT-TNCN Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC sau đây:
TẢI VỀ Mẫu Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần
Mẫu Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có gồm phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định tại Mục 9.9 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Tờ khai thuyết toán thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công);
- Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần;
- Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần;
- Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
Như vậy, hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công có bao gồm phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần.
Mức phạt tiền đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn theo quy định?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn sẽ tùy thuộc vào thời gian nộp trễ là bao nhiêu ngày.
Theo đó, mức phạt nhẹ nhất đối với hành vi này là phạt cảnh cáo và cao nhất là 25.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế.
Cần lưu ý rằng: Mức phạt đối với hành vi vi phạm trên là của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền sẽ gấp hai lần cá nhân theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?