Mẫu phiếu thu, phiếu chi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133 là mẫu nào? Tải về bản word? Hướng dẫn cách ghi?
Mẫu phiếu thu, phiếu chi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133 là mẫu nào? Tải về bản word?
Mẫu phiếu thu áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là mẫu 01-TT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu phiếu thu áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mẫu phiếu chi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là mẫu 02-TT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu phiếu chi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hướng dẫn cách ghi chi tiết mẫu phiếu thu, phiếu chi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133?
Cách ghi chi tiết mẫu phiếu thu, phiếu chi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
(1) Cách ghi phiếu thu:
- Góc trên bên trái của Phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị.
- Phiếu thu phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Trong mỗi Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu.
Số phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm thu tiền.
- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền.
- Dòng “Lý do nộp” ghi rõ nội dung nộp tiền như: Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm, thu tiền tạm ứng còn thừa,...
- Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD…
- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu.
Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên.
Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
Chú ý:
+ Nếu là thu ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng để ghi sổ.
+ Liên phiếu thu gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.
(2) Cách ghi phiếu chi:
- Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng Phiếu chi. Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền.
- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.
- Dòng “Lý do chi” ghi rõ nội dung chi tiền.
- Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD ...
- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.
Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.
Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.
Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán.
Liên 3 giao cho người nhận tiền.
Chú ý:
+ Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng tiền ghi sổ.
+ Liên phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.
Mẫu phiếu thu, phiếu chi áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133 là mẫu nào? Tải về bản word? Hướng dẫn cách ghi? (Hình từ Internet)
Chữ ký trên phiếu thu, phiếu chi phải được ký bằng loại mực nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Lập và ký chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định của Luật Kế toán.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng... Chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
7. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ thực hiện việc ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chữ ký trên phiếu thu, phiếu chi phải được ký bằng loại mực không phai.
Đặc biệt, không được ký phiếu thu, phiếu chi bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn; chữ ký trên phiếu thu, phiếu chi của một người phải thống nhất.
Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên phiếu thu, phiếu chi phải chịu trách nhiệm về nội dung của phiếu thu, phiếu chi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?
- Đã có kế hoạch sơ kết 1 năm thực hiện Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục TP HCM 2024?
- Bài tuyên truyền về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024? Bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?