Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2 cuối năm? Nhận xét năng lực phẩm chất lớp 2?
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2 cuối năm? Nhận xét năng lực phẩm chất lớp 2?
Tham khảo một số mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2 cuối năm dưới đây:
(1) Yêu nước: - Em lễ phép, tôn trọng, vâng lời thầy cô. - Thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước thông qua các bài học. - Tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động của trường và lớp học. - Em có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công. - Em kính trọng, lễ phép với thầy cô; yêu quý bạn bè. - Em rất hào hứng khi tham gia các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. - Em luôn lắng chăm chú nghe khi thầy cô kể về lịch sử và văn hóa Việt Nam. - Em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua việc tham gia các trò chơi dân gian. (2) Nhân ái: - Em luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. - Em biết chia sẻ đồ chơi và bánh kẹo với các bạn trong lớp. - Em biết quan tâm và an ủi bạn bè khi bạn buồn. - Em luôn lễ phép và nhường nhịn các em nhỏ hơn. - Em biết cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của người khác. - Em thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện do lớp và trường tổ chức. - Em có thái độ hòa nhã và thân thiện với tất cả mọi người. (3) Chăm chỉ: - Em luôn hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ và đúng thời gian. - Em rất tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài trong lớp. - Em cần cù, chăm chỉ, cố gắng tự mình giải quyết các bài tập khó. - Em thường xuyên đọc thêm sách và tài liệu tham khảo ngoài giờ học. - Em có ý thức tự giác học tập mà không cần nhắc nhở. - Em luôn chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Em rất chú ý nghe giảng và ghi chép bài cẩn thận. (4) Trung thực: - Em dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm. - Em luôn tự giác trả lại đồ vật nhặt được cho người đánh mất. - Em trung thực trong học tập, không bao giờ sao chép bài của bạn. - Em luôn thành thật trong các bài kiểm tra. - Em biết giữ lời hứa với bạn bè và thầy cô. - Em luôn thẳng thắn bày tỏ ý kiến của mình một cách chân thật. - Em luôn trung thực trong các trò chơi và hoạt động nhóm. - Em biết tự giác báo cáo khi làm hỏng đồ dùng của lớp. (5) Trách nhiệm: - Em luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. - Em luôn thực hiện đúng nội quy của lớp và trường. - Em biết tự giác làm những việc cần thiết mà không cần nhắc nhở. - Em rất nghiêm túc khi thực hiện nhiệm vụ nhóm. - Em biết lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Em biết chia sẻ trách nhiệm với các bạn trong nhóm. - Em luôn chủ động tham gia các hoạt động của lớp. - Em là một học sinh có tinh thần trách nhiệm cao. |
Lưu ý: Thông tin "Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2 cuối năm? Nhận xét năng lực phẩm chất lớp 2?" chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 lớp 2 cuối năm? Nhận xét năng lực phẩm chất lớp 2? (Hình từ Internet)
Nhận xét năng lực phẩm chất đối với học sinh lớp 2 dựa trên những tiêu chí nào?
Việc nhận xét năng lực phẩm chất đối với học sinh lớp 2 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
...
Theo như quy định trên thì nhận xét năng lực phẩm chất đối với học sinh lớp 2 dựa trên các phẩm chất chủ yếu gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá thường xuyên như sau:
(1) Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
- Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
- Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
(2) Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
- Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hẻm là gì? Ngách là gì? Việc đánh số nhà trong hẻm được thực hiện như thế nào theo Thông tư 08?
- Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2025 diễn ra ngày nào? DIFF bắn ở đâu? Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2025?
- Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào? Những hình thức xử lý tài sản hiện nay thế nào?
- Lễ hội trái cây Suối Tiên 2025 ngày nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025 ngày nào? Lễ hội trái cây TPHCM?
- Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?