Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất là mẫu nào? Người giám sát thi công nội thất có cần chứng chỉ hành nghề không?
Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất là mẫu nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản có hướng dẫn khác không có quy định về Mẫu hợp đồng thi công nội thất.
Tuy nhiên, có thể hiểu hợp đồng thi công nội thất là một loại hợp đồng dịch vụ trong đó các bên thỏa thuận về việc thực hiện công việc thi công, lắp đặt, hoặc hoàn thiện các hạng mục nội thất trong một không gian nhất định
Do đó, các bên khi thực hiện thi công xây dựng công trình có thể tham khảo Mẫu hợp đồng thi công nội thất tại đây:
Tải về Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay tại đây.
Tải về Mẫu hợp đồng thi công nội thất 01 tại đây.
Tải về Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất là mẫu nào? Người giám sát thi công nội thất có cần chứng chỉ hành nghề không? (Hình từ Internet)
Người giám sát thi công nội thất có cần chứng chỉ hành nghề không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.
2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.
3. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
b) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát thi công nội thất công trình.
c) Các hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
...
Theo đó, pháp luật quy định không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện hoạt động giám sát thi công nội thất công trình.
Do đó, người giám sát thi công nội thất công trình sẽ không cần chứng chỉ hành nghề khi thực hiện hoạt động giám sát thi công nội thất công trình.
Việc nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau:
Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
...
Theo đó, việc nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:
- Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy luật lượng chất là gì? Ví dụ về quy luật lượng chất? Trả lương cho người lao động có dựa trên chất lượng thực hiện công việc không?
- Nguyên tắc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp? Chia sẻ thông tin hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp phải đảm bảo điều gì?
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Quỹ có được gửi vốn nhàn rỗi tại ngân hàng thương mại?
- Mẫu báo cáo thành tích đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới nhất? Hướng dẫn viết báo cáo?
- Ngày 1 12 là ngày gì AIDS? Ngày 1 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 1 12 có phải là ngày lễ lớn không?