Mẫu hợp đồng mượn tài sản mới nhất? Tải file word mẫu hợp đồng mượn tài sản? Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản?
Mẫu hợp đồng mượn tài sản mới nhất? Tải file word mẫu hợp đồng mượn tài sản? Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản?
Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Theo đó, tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản (Điều 495 Bộ luật Dân sự 2015).
Hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng mượn tài sản, do đó, dựa trên quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng mượn tài sản có thể có các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
>> Dưới đây là mẫu hợp đồng mượn tài sản có thể tham khảo:
TẢI VỀ: Mẫu hợp đồng mượn tài sản.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mượn tài sản là gì?
(1) Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:
* Quyền của bên mượn tài sản được quy định tại Điều 497 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
- Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
- Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
* Nghĩa vụ của bên mượn tài sản được quy định tại Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
- Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
- Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
(2) Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:
* Quyền của bên cho mượn tài sản được quy định tại Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn;
Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
* Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản được quy định tại Điều 498 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
- Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Mẫu hợp đồng mượn tài sản mới nhất? Tải file word mẫu hợp đồng mượn tài sản? Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mượn tài sản có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 về hiệu lực của hợp đồng như sau:
Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hợp đồng mượn tài sản được giao kết hợp pháp thì có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Lưu ý:
- Từ thời điểm hợp đồng mượn tài sản có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết.
- Hợp đồng mượn tài sản chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?