Mẫu giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị mới nhất hiện nay? Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có những loại nào?
Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có những loại nào?
Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có những loại được quy định tại Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Giấy phép lái tàu
1. Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng bao gồm các loại sau:
a) Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);
b) Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);
c) Giấy phép lái đầu máy hơi nước;
d) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.
2. Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:
a) Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);
b) Giấy phép lái đầu máy diesel;
c) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;
d) Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
...
Theo quy định trên, Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:
- Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);
- Giấy phép lái đầu máy diesel;
- Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;
- Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về giấy phép lái tàu như sau:
Giấy phép lái tàu
...
2. Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:
a) Giấy phép lái tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị;
b) Giấy phép lái tàu điện, đầu máy diesel, đầu máy điện, phương tiện chuyên dùng trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot);
c) Giấy phép lái tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
Theo quy định trên, giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị gồm:
- Giấy phép lái tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị;
- Giấy phép lái tàu điện, đầu máy diesel, đầu máy điện, phương tiện chuyên dùng trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot);
- Giấy phép lái tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị cấp cho lái tàu là người nước ngoài.
Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Mẫu giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị mới nhất hiện nay?
Mẫu giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị mới nhất được quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Giấy phép lái tàu
...
3. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo quy định trên, Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGTVT.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về giấy phép lái tàu như sau:
Giấy phép lái tàu
...
3. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định về giấy phép lái tàu nêu trên, giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp.
Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BGTVT.
Tải Mẫu giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị tại đây:
Người được cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị được sử dụng giấy phép lái tàu như thế nào?
Người được cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị được sử dụng giấy phép lái tàu theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Giấy phép lái tàu
...
4. Sử dụng giấy phép lái tàu
a) Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
b) Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này
c) Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này.
Như vậy, người được cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị được sử dụng giấy phép lái tàu theo quy định cụ thể trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 4 Điều 27 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về giấy phép lái tàu như sau:
Giấy phép lái tàu
...
4. Sử dụng giấy phép lái tàu:
a) Người được cấp giấy phép chỉ được điều khiển loại phương tiện giao thông đường sắt và phạm vi điều khiển đã quy định trong giấy phép và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
b) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này được phép lái các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt tương ứng nhưng phải được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đạt yêu cầu đối với loại phương tiện giao thông đường sắt chuyên dùng tương ứng do doanh nghiệp quy định và tổ chức;
c) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại khoản 1 Điều này được phép lái tàu chạy trên đường sắt dùng riêng của doanh nghiệp;
d) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này được phép lái tàu trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot) và các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt nhưng phải được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đạt yêu cầu đối với loại phương tiện chuyên dùng đường sắt đó do doanh nghiệp quy định, tổ chức.
đ) Lái tàu không đảm nhiệm chức danh theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh thì phải thực hiện sát hạch và cấp giấy phép lái tàu theo quy định tại Điều 35 Thông tư này.
Theo quy định trên, người được cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị chỉ được điều khiển loại phương tiện giao thông đường sắt và phạm vi điều khiển đã quy định trong giấy phép và phải mang theo giấy phép khi lái tàu.
Người được cấp giấy phép lái tàu tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị; và Giấy phép lái tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị cấp cho lái tàu là người nước ngoài được phép lái tàu trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot) và các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt nhưng phải được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đạt yêu cầu đối với loại phương tiện chuyên dùng đường sắt đó do doanh nghiệp quy định, tổ chức.
Lưu ý, lái tàu không đảm nhiệm chức danh theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh thì phải thực hiện sát hạch và cấp giấy phép lái tàu theo quy định.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?