Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán?
- Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán là mẫu nào?
- Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán gồm những gì?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam từ chối chấp thuận tư cách thành viên bù trừ trong trường hợp nào?
Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán là mẫu nào?
Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán được quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 158/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán.
Mẫu giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, công ty chứng khoán muốn đăng ký làm thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
(2) Là thành viên giao dịch hoặc thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán;
(3) Đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán bao gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh;
(2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
(3) Quyết định chấp thuận tư cách thành viên giao dịch hoặc Quyết định chấp thuận tư cách thành viên giao dịch đặc biệt do Sở giao dịch chứng khoán cấp;
(4) Bản thuyết minh đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ được lập thành 01 bộ gốc.
Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực.
Hồ sơ này gửi đến Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam từ chối chấp thuận tư cách thành viên bù trừ trong trường hợp nào?
Trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên bù trừ được quy định tại khoản 6 Điều 30 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Đăng ký thành viên bù trừ
...
5. Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký làm thành viên bù trừ hoàn thành các công việc theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ.
6. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam từ chối chấp thuận tư cách thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức đăng ký thành viên không đáp ứng được các điều kiện làm thành viên bù trừ;
b) Hồ sơ đăng ký làm thành viên bù trừ có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật;
c) Tổ chức đăng ký thành viên bù trừ không hoàn thiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ trong vòng 90 ngày kể từ ngày Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thông báo chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký thành viên bù trừ.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có văn bản gửi tổ chức đăng ký thành viên bù trừ nêu rõ lý do từ chối và thực hiện công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
7. Việc đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ, chấm dứt, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, các hình thức xử lý vi phạm của thành viên bù trừ và các hoạt động khác liên quan đến thành viên bù trừ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
8. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đăng ký lại làm thành viên bù trừ sau 02 năm kể từ ngày hủy bỏ tư cách thành viên tự nguyện hoặc 03 năm kể từ ngày hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc.
Như vậy, theo quy định, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền từ chối chấp thuận tư cách thành viên bù trừ trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức đăng ký thành viên không đáp ứng được các điều kiện làm thành viên bù trừ;
- Hồ sơ đăng ký làm thành viên bù trừ có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật;
- Tổ chức đăng ký thành viên bù trừ không hoàn thiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ trong vòng 90 ngày kể từ ngày Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thông báo chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký thành viên bù trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?