Mẫu File Excel quản lý chi phí công trình xây dựng? Mẫu File theo dõi công trình xây dựng mới nhất thế nào?
Mẫu File Excel quản lý chi phí công trình xây dựng? Mẫu File theo dõi công trình xây dựng mới nhất thế nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì:
Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
>> Tham khảo Mẫu File Excel quản lý chi phí công trình xây dựng - Mẫu File theo dõi công trình xây dựng dưới đây:
Tải về Mẫu File Excel quản lý chi phí công trình xây dựng - Mẫu File theo dõi công trình xây dựng
Mẫu File Excel quản lý chi phí công trình xây dựng? Mẫu File theo dõi công trình xây dựng mới nhất thế nào? (Hình từ Internet)
Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng thế nào?
Việc lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được quy định tại Điều 26 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định 06/2021/NĐ-CP trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.
>> Tải về Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
(2) Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm.
Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.
(3) Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện.
Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.
(4) Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
(5) Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Quy định về hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng ra sao?
Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 24 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020, cụ thể như sau:
(i) Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn hoặc khi giao Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực làm chủ đầu tư;
(ii) Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.
(2) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
(3) Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định tại văn bản thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; trường hợp không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
(4) Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
(5) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về điều kiện năng lực của giám đốc quản lý dự án, cá nhân được giao phụ trách lĩnh vực chuyên môn và mối quan hệ công tác phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoá chất bị thải bỏ là gì? Xử lý hoá chất bị thải bỏ trong sử dụng như thế nào theo quy định pháp luật?
- Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì? Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào?
- Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì? Điều kiện ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước?
- Quá trình sáp nhập tổ chức tín dụng phải đảm bảo điều gì trong việc chuyển nhượng, mua bán tài sản?
- Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với Bộ đội Biên phòng như thế nào? Bộ đội Biên phòng có được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam không?