Mẫu Email xin nghỉ việc ngắn gọn dành cho người lao động? Cách viết email xin nghỉ việc ngắn gọn và chuyên nghiệp?
Mẫu Email xin nghỉ việc ngắn gọn dành cho người lao động?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể về Mẫu Email xin nghỉ việc dành cho người lao động.
Do đó, người lao động có thể tham khảo Mẫu Email xin nghỉ việc ngắn gọn dưới đây:
(1) Mẫu 1:
Kính gửi [Tên ông/bà, Chức vụ], Tôi viết đến để thông báo rằng tôi xin nghỉ việc tại công ty [Tên công ty] vào ngày [Ngày nghỉ việc]. Tôi rất biết ơn về những cơ hội và sự hỗ trợ mà công ty đã dành cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi đã học hỏi và phát triển rất nhiều trong môi trường làm việc chuyên nghiệp tại đây. Tôi sẽ hoàn thành tốt các công việc đang thực hiện và sẽ giao lại công việc cho người thay thế trước ngày nghỉ việc. ... TẢI VỀ: Xem đầy đủ Mẫu Email xin nghỉ việc ngắn gọn dành cho người lao động |
(1) Mẫu 2:
Kính gửi [Tên người quản lý/Phòng nhân sự], Tôi viết thư này để thông báo rằng tôi xin nghỉ việc tại [Tên Công ty] vào [ngày/tháng/năm]. Ngày làm việc cuối cùng của tôi sẽ là [ngày/tháng/năm]. Tôi đã có [số năm] năm làm việc tại công ty và đây là một quyết định khó khăn, nhưng tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng và tin rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất cho tôi ở thời điểm này. Tôi muốn cảm ơn quý công ty đã cung cấp cho tôi cơ hội phát triển sự nghiệp và học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong suốt thời gian làm việc, tôi đã cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và luôn cố gắng để đóng góp vào sự phát triển của công ty. Tôi hy vọng rằng tôi đã đáp ứng được kỳ vọng của quý công ty. ... TẢI VỀ: Xem đầy đủ Mẫu Email xin nghỉ việc ngắn gọn dành cho người lao động |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Email xin nghỉ việc ngắn gọn dành cho người lao động? Cách viết email xin nghỉ việc ngắn gọn và chuyên nghiệp? (Hình từ Internet)
Cách viết email xin nghỉ việc ngắn gọn và chuyên nghiệp? Muốn xin nghỉ việc thì người lao động bắt buộc phải báo trước mấy ngày?
Một email xin nghỉ việc thường gồm các phần sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần này bao gồm tên người nhận hoặc nơi nhận thư xin nghỉ việc - thông báo rõ ngày bạn chính thức kết thúc công việc và rời khỏi công ty. Bạn chỉ nên nói đơn giản, trực tiếp đi vào vấn đề không cần hoa mỹ.
Phần 2: Lý do xin nghỉ việc
Đưa ra lý do khi xin nghỉ việc sẽ giúp bạn thể hiện sự trân trọng và tôn trọng với công ty và cấp trên, cũng như giải thích cho họ vì sao bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động.
Phần 3: Bàn giao công việc (nếu có)
Đây chính là phần thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc đối với công việc của bạn. Nên liệt kê các đầu việc đang làm cần được hoàn thành, tiến cử người để bàn giao lại công việc,…
Phần 4: Cảm ơn và kết thư
Cảm ơn trong mail xin nghỉ việc là một phần quan trọng. Hãy cảm ơn công ty vì đã tạo cơ hội cho bạn làm việc và thể hiện sự biết ơn vì đã có được những kinh nghiệm quý báu thông qua những dự án hoặc công việc được giao.
Cuối cùng hãy gửi lời chào tạm biệt và kết thúc mail xin nghỉ việc ngắn gọn bằng một lời chúc gửi đến công ty, và ký tên bên dưới như những email thông thường.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo đó, trừ những trường hợp không cần báo trước như quy định trên, người lao động muốn xin nghỉ việc phải báo trước cho người sử dụng lao động:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Người lao động không tuân thủ về thời gian báo trước khi xin nghỉ việc phải bồi thường bao nhiêu tiền?
Theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo đó, trường hợp người lao động không tuân thủ về thời gian báo trước khi xin nghỉ việc (đồng nghĩa với việc đơn phương chấm dứt hộp đồng lao động trái pháp luật) thì người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và khoản tiền tương ứng với tiền lương của số ngày không báo trước.
Ngoài ra, người lao động còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?