Mẫu đơn trình báo Công an về việc mất trộm tài sản mới nhất hiện nay là mẫu đơn nào? Mất trộm một triệu đồng có thể trình báo Công an không?
Mẫu đơn trình báo Công an mất trộm tài sản mới nhất hiện nay là mẫu đơn nào?
Định nghĩa về tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo quy định vừa nêu thì tài sản sẽ bao gồm cả tiền, giấy có giá, bất động sản và động sản (tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai).
Pháp luật Việt Nam hiện không quy định về việc mất trộm tài sản có giá trị từ bao nhiêu thì mới được báo công an.
Việc trình báo mất trộm tài là quyền, là trách nhiệm của công dân trong vấn đề tố giác tội phạm.
Do đó, trong trường hợp bị trộm đột nhập vào nhà trộm mất tiền, kể cả chỉ mất trộm 1.000.000 đồng thì cũng có thể trình báo với cơ quan Công an.
Trong một số trường hợp, người bị mất trộm tài sản thường đến trực tiếp cơ quan công an phường/xã tại địa phương để trình báo.
Cán bộ tại cơ quan Công an sẽ thực hiện việc ghi chép các thông tin trình báo về việc mất trộm tài sản vào sổ trực.
Tuy nhiên, người mất tài sản cũng có thể làm đơn để trình báo lại rõ ràng, cụ thể vụ việc hơn cho cơ quan công an.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn chung hoặc mẫu đơn riêng dùng trong các trường hợp trình báo mất trộm tài sản, bạn có thể tham khảo các mẫu đơn trình báo mất trộm tài sản sau đây:
Mẫu đơn trình báo mất trộm tài sản 1: TẢI VỀ
Mẫu đơn trình báo mất trộm tài sản 2: TẢI VỀ
Mẫu đơn trình báo mất trộm tài sản 3: TẢI VỀ
Mẫu đơn trình báo mất trộm tài sản 4: TẢI VỀ
Mẫu đơn trình báo Công an về việc mất trộm tài sản mới nhất hiện nay là mẫu đơn nào? Mất trộm một triệu đồng có thể trình báo Công an không? (Hình từ Internet)
Xử phạt vi phạm đối với hành vi đột nhập vào nhà người khác để trộm cắp tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...
Theo quy định trên thì cá nhân có hành vi đột nhập vào nhà người khác để trộm cắp tài sản có thể bị xử truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng.
Lưu ý: trong trường hợp tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định vừa nêu trên thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản của cá nhân được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo quy định vừa nêu thì cá nhân có hành vi đột nhập vào nhà người khác để trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Đối với người nước ngoài có hành vi trộm cắp tài sản thì ngoài mức phạt hành chính thì còn bị trục xuất về nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?