Mẫu đơn thỏa thuận làm việc ngày Tết Nguyên đán mới nhất là mẫu đơn nào? Tiền lương làm việc ngày tết của người lao động tính như thế nào?
Mẫu đơn thỏa thuận làm việc ngày Tết Nguyên đán mới nhất là mẫu đơn nào?
Ngày nghỉ Tết Nguyên đán được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và
Theo quy định vừa nêu thì ngày nghỉ Tết Nguyên đán là ngày nghỉ mà người lao động được hưởng nguyên lương.
Thời gian Tết Nguyên đán tối thiểu của người lao động là 05 ngày. Trong một số trường hợp số ngày nghỉ có thể tăng thêm nếu rơi vào những ngày nghỉ hàng tuần hoặc có sự thỏa thuận khác giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Như vậy, việc người lao động làm việc Ngày tết Nguyên đán sẽ được xem là làm thêm giờ.
Tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, trường hợp làm việc ngày Tết Nguyên đán, người sử dụng lao động cần đươc người lao động đồng ý.
Nếu đồng ý thì người lao động cần ký vào đơn thỏa thuận làm việc ngày Tết Nguyên đán theo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. TẢI VỀ.
Mẫu đơn thỏa thuận làm việc ngày Tết Nguyên đán mới nhất là mẫu đơn nào? Tiền lương làm việc ngày tết của người lao động tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Làm việc ngày Tết Nguyên đán thì tiền lương của người lao động được tính như thế nào?
Như đã nêu thì làm việc ngày Tết Nguyên đán sẽ được xem là làm thêm giờ. Theo đó, tiền lương làm việc sẽ được tính theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, tiền lương làm việc ngày Tết Nguyên đán của người lao động sẽ được tính như sau:
(1) Trường hợp người lao động làm việc vào ban ngày thì sẽ được nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
(2) Trường hợp người lao động làm việc vào ban ngày thì sẽ được nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Công thức tính tiền lương làm thêm giờ của người lao động hiện nay?
Công thức tính tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất x Số giờ làm thêm
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường: được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ
Lưu ý: số ngày người lao động làm thêm giờ không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm.
- Mức ít nhất: bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ tết, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?