Mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô mới nhất hiện nay như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
- Thời hạn chấp nhận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô là bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Tải về mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô cần chuẩn bị những giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai.
2. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Công thức, phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm thuần, phí bảo hiểm gộp và tài liệu giải trình về cơ sở dùng để tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô dự kiến triển khai; nguyên tắc tăng, giảm phí bảo hiểm (nếu có). Các tài liệu này phải có xác nhận của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
-Văn bản đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm;
- Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
- Công thức, phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm thuần, phí bảo hiểm gộp và tài liệu giải trình về cơ sở dùng để tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô dự kiến triển khai; nguyên tắc tăng, giảm phí bảo hiểm (nếu có). Các tài liệu này phải có xác nhận của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
Thời hạn chấp nhận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô là bao lâu?
Thời hạn chấp nhận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
…
3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sửa đổi, bổ sung cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ sở, phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung, có xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
5. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung cơ sở và phương pháp tính phí của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn chấp nhận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô là trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?