Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ là mẫu nào?
- Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn bao lâu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 142/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - vận hành thiết bị chiếu xạ
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.
2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.
4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ được quy định theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn như sau:
a) 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).
b) 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).
c) 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
d) 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.
đ) 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.
2. Chứng chỉ nhân viên bức xạ không có thời hạn.
3. Thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.
4. Giấy phép sửa đổi, bổ sung, cấp lại có thời hạn như thời hạn của giấy phép cũ, trừ trường hợp sửa đổi giấy phép quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Giấy phép sửa đổi để hợp nhất các giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực có thời hạn theo thời hạn của giấy phép được cấp gần nhất.
Như vậy, theo quy định, Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn là 05 năm.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ?
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép được quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHCN) như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề
1. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép đối với các công việc sau:
a) Vận hành thiết bị chiếu xạ để khử trùng, tạo đột biến và xử lý vật liệu (sử dụng trong công nghiệp);
b) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
c) Vận chuyển quá cảnh vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
d) Đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
đ) Nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
e) Xuất khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân.
2. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 142/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
2. Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, nơtron, electron và hạt mang diện khác, không bao gồm vận hành thiết bị chiếu xạ.
3. Vận hành thiết bị chiếu xạ là việc sử dụng máy gia tốc, thiết bị xạ trị hoặc thiết bị chiếu xạ khử trùng, đột biến và xử lý vật liệu.
...
Như vậy, theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?