Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Tổ chức khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực bao nhiêu năm?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 22/2023/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất hiện nay (Hình từ Internet)
Tổ chức khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất phải đáp ứng các điều kiện nào?
Tổ chức khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 160/2013/NĐ-CP như sau:
Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
1. Điều kiện khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;
b) Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;
c) Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
d) Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Hồ sơ cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02, Phụ lục II Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị định này;
c) Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định này;
d) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
e) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ mới nhất phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;
- Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;
- Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
- Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực bao nhiêu năm?
Giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 160/2013/NĐ-CP như sau:
Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
…
5. Hiệu lực của giấy phép khai thác, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Giấy phép khai thác có hiệu lực trong một (01) năm. Hai (02) tháng trước khi giấy phép khai thác hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép khai thác phải gửi đơn đề nghị gia hạn giấy phép tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét gia hạn. Mỗi giấy phép khai thác được gia hạn không quá hai (02) lần;
b) Giấy phép khai thác bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng phương án khai thác, khai thác vượt quá số lượng ghi trong giấy phép khai thác và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài khai thác trong tự nhiên; quá thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác mà tổ chức, cá nhân đó không tiến hành hoạt động khai thác; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác.
6. Việc khai thác giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo quy định trên thì giấy phép khai thác động vật hoang dã thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực trong 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?