Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gồm các tài liệu nào?
- Thời hạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BCT như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 90/2007/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo mẫu của Bộ Thương mại.
b) Bản giải trình và hồ sơ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
c) Bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân.
d) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương và bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật; báo cáo tài chính và hoạt động của năm trước đó đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.
đ) Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài mở tài khoản ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt và phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam chứng nhận và thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu theo mẫu của Bộ Thương mại.
- Bản giải trình và hồ sơ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
- Bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương và bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật; báo cáo tài chính và hoạt động của năm trước đó đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.
- Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài mở tài khoản ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh.
Thời hạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là bao lâu?
Thời hạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 90/2007/NĐ-CP như sau:
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp từ chối không cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, cũng trong thời gian ghi ở khoản này, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền phải thông báo cho thương nhân nước ngoài bằng văn bản và nêu rõ lý do .
2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền phải thông báo cho thương nhân nước ngoài để bổ sung hoặc làm lại hồ sơ.
3. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của mình trong ba số liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên một trong các loại tờ báo viết được phổ biến toàn quốc tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam trong 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?