Mẫu đơn đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Mẫu đơn đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2016/TT-BTNMT, có quy định về mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tải mẫu đơn đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: TẠI ĐÂY.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gửi văn bản đề nghị thành lập đến cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 65/2010/NĐ-CP, có quy định về đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải có văn bản đề nghị thành lập gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gửi văn bản đề nghị thành lập đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận khi nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 65/2010/NĐ-CP, có quy định về đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
…
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;
b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đó không tiến hành hoạt động;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008, có quy định về thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
…
2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học không đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
+ Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
+ Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
- Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đó không tiến hành hoạt động;
- Có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?