Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng là mẫu nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
- Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng là mẫu nào?
- Nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua hình thức nào?
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
Trường hợp cấp sửa đổi bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 107/2016/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định
...
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:
a) Giấy chứng nhận được cấp bổ sung áp dụng đối với trường hợp tổ chức kiểm định bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi kiểm định;
b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định đã được cấp.
3. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:
a) Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức kiểm định có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức;
...
Như vậy, theo quy định, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung đối với trường hợp tổ chức kiểm định bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi kiểm định.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng là mẫu nào?
Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 107/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP) như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng
...
3. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động kiểm định theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách bổ sung, sửa đổi kiểm định viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi kiểm định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo tương ứng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
c) Trường hợp tổ chức kiểm định đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi đã được chứng nhận, tổ chức kiểm định nộp bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 và các tài liệu, quy trình kiểm định, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này đối với phạm vi chưa được chứng nhận.
...
Như vậy, mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng được quy định tại Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại đây.
Nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua hình thức nào?
Hình thức nộp hồ sơ được quy định tại Điều 11 Nghị định 107/2016/NĐ-CP như sau:
Hình thức nộp hồ sơ
Tổ chức kiểm định lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và nộp theo một trong các hình thức sau:
1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 10 Nghị định này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.
2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức kiểm định phải gửi bản sao đã được chứng thực các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
Như vậy, theo quy định, tổ chức kiểm định có thể nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo một trong các hình thức sau đây:
(1) Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
(2) Gửi hồ sơ qua bưu điện.
(4) Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?