Mẫu đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu đề cương?
- Mẫu đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu đề cương?
- Đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn phải đảm bảo những nội dung nào?
- Hồ sơ lưu về cuộc giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn có bao gồm đề cương giám sát chuyên đề không?
- Bước tiến hành giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện ra sao?
Mẫu đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu đề cương?
Mẫu đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn là Mẫu 07/ĐC-GSCĐ ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020 về Quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.
Tải về Mẫu đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684
Mẫu đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu đề cương? (Hình từ Internet)
Đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn phải đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ theo Bước 1 Phần II Quy trình giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về bước chuẩn bị giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn như sau:
II. GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ
BƯỚC 1. CHUẨN BỊ GIÁM SÁT
1. Xây dựng đề cương giám sát
- Căn cứ nội dung giám sát, Trưởng đoàn giám sát có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên trong đoàn giám sát xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng giám sát báo cáo.
- Đề cương phải bám sát vào từng nội dung cụ thể của đơn vị ở mỗi cấp công đoàn theo từng thời điểm tiến hành giám sát.
+ Nêu đặc điểm tình hình: Những thuận lợi, khó khăn theo gợi ý của đề cương tại thời điểm giám sát.
+ Nêu việc thực hiện đối với từng nội dung giám sát,
+ Đánh giá chung: Ưu, khuyết điểm
+ Kiến nghị, đề xuất;
- Báo cáo bằng văn bản và đính kèm các phụ lục (nếu có) (Mẫu 07/ĐC-GSCĐ).
...
Theo đó, việc xây dựng đề cương giám sát chuyên đề trong cần phải bám sát vào từng nội dung cụ thể của đơn vị ở mỗi cấp công đoàn theo từng thời điểm tiến hành giám sát. Và:
+ Nêu đặc điểm tình hình: Những thuận lợi, khó khăn theo gợi ý của đề cương tại thời điểm giám sát.
+ Nêu việc thực hiện đối với từng nội dung giám sát,
+ Đánh giá chung: Ưu, khuyết điểm
+ Kiến nghị, đề xuất;
Hồ sơ lưu về cuộc giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn có bao gồm đề cương giám sát chuyên đề không?
Căn cứ theo Bước 3 Phần II Quy trình giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về bước kết thúc giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn như sau:
II. GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ
BƯỚC 3. KẾT THÚC GIÁM SÁT
...
4. Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị giám sát
Sau khi kết thúc giám sát, Trưởng đoàn giám sát hoặc lãnh đạo các đơn vị chủ trì giám sát theo dõi chặt chẽ việc giải quyết đối với những kiến nghị đã gửi tới các đơn vị, tổ chức, cá nhân; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định.
5. Hồ sơ lưu về cuộc giám sát
- Quyết định giám sát;
- Đề cương giám sát;
- Biên bản làm việc;
- Các báo cáo giải trình của tập thể, cá nhân (nếu có)
- Báo cáo kết quả của các thành viên Đoàn giám sát
- Thông báo kết quả giám sát;
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ lưu về cuộc giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn bao gồm cả đề cương giám sát chuyên đề.
Bước tiến hành giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Bước 2 Phần II Quy trình giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020, bước tiến hành giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện như sau:
(1) Tổ chức công bố quyết định giám sát
- Trưởng đoàn giám sát có trách nhiệm tổ chức buổi làm việc với đơn vị được giám sát để công bố và triển khai thực hiện quyết định giám sát.
- Thành phần tham dự:
+ Các thành viên theo quyết định đoàn giám sát.
+ Đối với công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thành phần gồm thường trực và lãnh đạo các ban, bộ phận có nội dung liên quan.
+ Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở thành phần gồm các ủy viên ban thường vụ.
(2) Tiến hành giám sát, xem xét hồ sơ, tài liệu
- Đơn vị được giám sát báo cáo bằng văn bản về những nội dung liên quan đến cuộc giám sát.
- Đoàn giám sát tiếp nhận và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát để xem xét.
- Đoàn giám sát nêu ra các câu hỏi về các nội dung cần làm rõ thêm hoặc yêu cầu bổ sung thêm báo cáo bằng văn bản (nếu cần).
- Đơn vị được giám sát báo cáo, giải trình những vấn đề do đoàn giám sát nêu ra.
- Trường hợp cần phải tiến hành làm việc, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì trưởng đoàn giám sát xem xét, quyết định hoặc làm việc đối với đơn vị cấp dưới (nếu có) để có cơ sở đánh giá, nhận xét.
- Tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận xét từng nội dung giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?
- Chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải đáp ứng điều kiện gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ?
- Công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện như thế nào theo Thông tư 16?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào?