Mẫu Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan mới nhất theo Hướng dẫn 17? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách ghi? Căn cứ và nội dung lập?
Mẫu Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan mới nhất theo Hướng dẫn 17? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Mẫu Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan mới nhất được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn 17-HD/VPTW năm 2016, mẫu có dạng như sau:
>> Tải về Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan.
* Hướng dẫn cách ghi Danh mục hồ sơ lưu trữ:
Cột 1: Ghi số và ký hiệu của hồ sơ (theo hướng dẫn tại điểm d thuộc mục 4, phần B của Hướng dẫn này).
Cột 2: Ghi số thứ tự và tên đề mục lớn, đề mục nhỏ (theo hướng dẫn tại điểm d thuộc mục 4, phần B của Hướng dẫn này).
Cột 3: Ghi thời hạn bảo quản của hồ sơ (vĩnh viễn hoặc thời hạn bằng số năm cụ thể)
Cột 4: Ghi tên đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm lập hồ sơ.
Cột 5: Ghi những thông tin đặc biệt về thời hạn bảo quản, về người lập hồ sơ, hồ sơ chuyển từ năm trước sang...
Căn cứ và nội dung lập Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan là gì?
Căn cứ và nội dung lập Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan được quy định tại Mục V Hướng dẫn 17-HD/VPTW năm 2016 như sau:
(1) Căn cứ lập Danh mục hồ sơ
Khi lập Danh mục hồ sơ cần căn cứ vào các văn bản:
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và các đơn vị trong cơ quan.
- Quy chế làm việc của cơ quan.
- Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan.
- Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan và các đơn vị trong cơ quan.
- Danh mục hồ sơ của những năm trước.
- Bảng thời hạn bảo quản tài liệu và Mục lục hồ sơ của cơ quan.
(2) Nội dung lập Danh mục hồ sơ
* Xây dựng khung đề mục của Danh mục hồ sơ
- Khung đề mục của Danh mục hồ sơ được xây dựng theo cơ cấu tổ chức hoặc theo lĩnh vực hoạt động của cơ quan.
Căn cứ tình hình thực tế của mỗi cơ quan để chọn khung đề mục Danh mục hồ sơ cho phù hợp, bảo đảm việc lập hồ sơ được đầy đủ, chính xác và thuận tiện.
Những cơ quan có cơ cấu tổ chức ổn định, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được phân định rõ ràng thì áp dụng khung đề mục Danh mục hồ sơ theo cơ cấu tổ chức.
Những cơ quan có cơ cấu tổ chức phức tạp, không ổn định, không rõ ràng thì xây dựng khung đề mục Danh mục hồ sơ theo lĩnh vực hoạt động.
- Nếu theo cơ cấu tổ chức thì lấy tên các đơn vị trong cơ quan; nếu theo lĩnh vực hoạt động thì lấy tên các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan làm đề mục lớn của Danh mục hồ sơ.
- Trong từng đề mục lớn bao gồm các đề mục nhỏ là các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị - đối với khung đề mục theo cơ cấu tổ chức; hoặc là các vấn đề trong phạm vi một lĩnh vực hoạt động - đối với khung đề mục theo lĩnh vực hoạt động.
- Trong mỗi đề mục nhỏ, các hồ sơ được sắp xếp theo trình tự từ chung đến riêng, từ tổng hợp đến cụ thể, có thể kết hợp với vị trí và tầm quan trọng của hồ sơ.
* Dự kiến hồ sơ, tiêu đề hồ sơ và đơn vị hoặc người lập hồ sơ
- Để dự kiến được những hồ sơ cần lập trong năm, Lưu trữ cơ quan dựa trên các căn cứ lập Danh mục hồ sơ; đặc biệt là chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ công tác năm của cơ quan, tổ chức và của các đơn vị, nhiệm vụ và công việc cụ thể của từng cá nhân trong đơn vị.
- Tiêu đề hồ sơ cần ngắn gọn, rõ ràng nhưng phải khái quát được nội dung của các văn bản, tài liệu sẽ hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc.
* Dự kiến thời hạn bảo quản của hồ sơ
Thời hạn bảo quản của hồ sơ được ghi theo Bảng thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng; Bảng thời hạn bảo quản chuyên ngành và Bảng thời hạn bảo quản của cơ quan, tổ chức.
* Đánh số, ký hiệu các đề mục và hồ sơ
- Số, ký hiệu của hồ sơ bao gồm số, ký hiệu của đề mục lớn và số thứ tự tiêu đề hồ sơ trong Danh mục hồ sơ.
Số hồ sơ được hiển thị bằng chữ số Ả-rập; ký hiệu của đề mục lớn được hiển thị bằng các chữ viết tắt.
Chữ viết tắt của các đề mục lớn trong Danh mục hồ sơ do cơ quan, tổ chức quy định nhưng cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
Ví dụ: TH.01.
- Việc đánh số hồ sơ có thể áp dụng một trong hai cách sau:
+ Số của hồ sơ được đánh liên tục trong toàn Danh mục; bắt đầu từ số 01.
+ Số của hồ sơ được đánh liên tục trong phạm vi từng đề mục lớn, bắt đầu từ số 01.
Mẫu Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan mới nhất theo Hướng dẫn 17? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách ghi? Căn cứ và nội dung lập? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cơ quan tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác lập và nộp lưu hồ sơ tài liệu?
Trách nhiệm trong công tác lập và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan được quy định tại Mục IV Hướng dẫn 17-HD/VPTW năm 2016 như sau:
...
IV. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ, TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN
1- Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao, thống kê Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ cơ quan; trước khi nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác khác thì phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người có trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
2- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
3- Người đứng đầu đơn vị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan.
4- Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu; lập kế hoạch và thực hiện tiếp nhận hồ sơ, tài liệu; lập biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu; bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?