Mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp thế nào? Cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp dùng làm gì?
Mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp thế nào?
Mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp được biết đến là một văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động là doanh nghiệp xác lập khi ký hợp đồng lao động về việc không tiết lộ hay công khai một số thông tin, tài liệu của doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định chi tiết về mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tự soạn mẫu hoặc tham khảo Mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp dưới đây:
Tải về Mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp số 1
Tải về Mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp số 2
Hiện nay, pháp luật không bắt buộc các bên phải thỏa thuận về việc bảo mật thông tin nhưng đây là một văn bản cần thiết để ràng buộc và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp, nhất là các bí mật kinh doanh và sản phẩm sở hữu trí tuệ.
Mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp thế nào? Cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp dùng làm gì? (Hình từ Internet)
Những nội dung cần có khi thỏa thuận bảo mật thông tin bí mật kinh doanh của doanh nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.
2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
...
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận về việc bảo mật thông tin bí mật kinh doanh thì thỏa thuận cần có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Danh mục bí mật kinh doanh;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh.
Mức phạt tiền đối với người lao động sử dụng thông tin bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mà không được phép của chủ sở hữu thông tin?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh như sau:
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Và theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì người lao động có hành vi sử dụng thông tin bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mà không được phép của chủ sở hữu thông tin có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?