Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh trong trường hợp nào?
Sử dụng bí mật kinh doanh trong sở hữu công nghiệp là gì?
Định nghĩa bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
...
Căn cứ theo Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
...
3. Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
4. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
...
Như vậy, sử dụng bí mật kinh doanh trong sở hữu công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
...
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Như vậy, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh trong trường hợp:
- Sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
- Sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
- Sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Hành vi nào được xem là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?
Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp so sánh để định giá dịch vụ khám chữa bệnh được áp dụng khi nào? Thông tin về giá dịch vụ cùng loại có được thu thập từ giá chào mua?
- Mẫu phiếu bổ sung lý lịch Đảng viên mẫu 3 HSDV năm 2024? Tải phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên mẫu 3 hằng năm mới nhất?
- Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có bao gồm Trưởng ban Công tác Mặt trận có phải không?
- Lời cảm ơn dành tặng người đàn ông quan trọng ngày 19 tháng 11? Đi làm ngày 19 11 được thưởng bao nhiêu?
- Còng số 8 là gì? Công an nhân dân có phải đối tượng được trang bị còng số 8 khi thực hiện nhiệm vụ không?