Mẫu Biên bản họp thay đổi Giám đốc công ty cổ phần mới nhất? Tải về Mẫu Biên bản họp thay đổi Giám đốc?
Biên bản họp thay đổi Giám đốc công ty cổ phần là gì?
Biên bản họp thay đổi Giám đốc công ty cổ phần là tài liệu ghi chép lại nội dung cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty, trong đó quyết định về việc thay đổi Giám đốc. Tài liệu này có vai trò quan trọng trong việc chính thức hóa sự thay đổi trong ban lãnh đạo công ty và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Thông thường, nội dung chính của biên bản họp bao gồm:
(1) Thông tin chung:
Tên công ty.
Địa chỉ công ty.
Thời gian, địa điểm họp.
Danh sách thành viên tham dự.
(2) Chủ trì cuộc họp:
Tên và chức vụ của người chủ trì cuộc họp.
(3) Nội dung họp:
Mục đích họp: Thay đổi Giám đốc công ty.
Thảo luận về lý do thay đổi Giám đốc (nếu có).
Quyết định bầu hoặc bổ nhiệm Giám đốc mới.
(4) Nội dung quyết định:
Thông tin về Giám đốc mới (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, chức vụ).
Quyết định về việc miễn nhiệm Giám đốc cũ (nếu có).
Các vấn đề khác liên quan (nếu có).
(5) Chữ ký:
Chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp.
Chữ ký của người chủ trì cuộc họp.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Biên bản họp thay đổi Giám đốc công ty cổ phần mới nhất? Tải về Mẫu Biên bản họp thay đổi Giám đốc?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu Biên bản họp thay đổi Giám đốc công ty cổ phần.
Có thể tham khảo Mẫu Biên bản họp thay đổi Giám đốc công ty cổ phần dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Biên bản họp thay đổi Giám đốc công ty cổ phần
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Giám đốc trong công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
...
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
5. Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.
Theo đó, Giám đốc trong công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
- Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Tuyển dụng lao động;
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo quy định mới? Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Có được đổi màu sơn xe máy không? Nếu được thì hồ sơ và thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe máy là gì?
- Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2025?
- Cảm nghĩ của em về ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Nêu cảm nghĩ của em về Đền Hùng? Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về Đền Hùng?
- Người cao tuổi có thể được tổ chức mừng thọ nhiều lần không? Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi bao gồm?