Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định?
- Đối tượng nào chịu trách nhiệm về tính đầy đủ của các nội dung ghi ở biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước?
- Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước là gì?
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định?
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là Mẫu số 3.3 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 07/2020/TT-BTNMT.
Tải về Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
Đối tượng nào chịu trách nhiệm về tính đầy đủ của các nội dung ghi ở biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT quy định tại trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định
1. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng:
a) Quyết định triệu tập cuộc họp hội đồng thẩm định;
b) Điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định;
c) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp hội đồng thẩm định; kết luận cuộc họp hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của hội đồng thẩm định;
d) Ký biên bản cuộc họp hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản họp hội đồng thẩm định theo Mẫu số 3.3 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, Chủ tịch hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là người chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
Ngoài ra, trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước như sau:
- Xem xét nghiên cứu, đánh giá, góp ý hoàn thiện nội dung hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước;
- Tham gia cuộc họp hội đồng thẩm định, trường hợp không tham dự cuộc họp hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cho cơ quan tổ chức thẩm định trước khi cuộc họp hội đồng thẩm định được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc;
- Viết bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.1 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và trình bày bản nhận xét tại cuộc họp hội đồng thẩm định;
- Điền phiếu thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.2 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Có ý kiến tại cuộc họp hội đồng thẩm định; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định;
- Viết nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tổ chức thẩm định;
- Tham gia các hoạt động có liên quan đến thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước khi Chủ tịch hội đồng hoặc cơ quan tổ chức thẩm định yêu cầu;
- Có trách nhiệm trước cơ quan tổ chức thẩm định về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định; đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Đối tượng nào chịu trách nhiệm về tính đầy đủ của các nội dung ghi ở biên bản họp hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
- Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.
- Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.
- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?