Mẫu biên bản giao xe ô tô cho nhân viên mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản giao xe ô tô cho nhân viên?
Biên bản giao xe ô tô cho nhân viên là gì?
Biên bản giao xe ô tô cho nhân viên là văn bản xác nhận việc doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân giao xe ô tô cho một nhân viên sử dụng, thường là để phục vụ công việc. Văn bản này ghi nhận rõ thông tin về chiếc xe, người nhận, mục đích sử dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ của người nhận xe.
Biên bản giao xe ô tô cho nhân viên thường được lập để làm căn cứ trong quản lý tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời, xác lập trách nhiệm của người nhận xe trong việc sử dụng và bảo quản xe. Hạn chế rủi ro pháp lý nếu có sự cố, tai nạn hoặc mất mát liên quan đến xe.
Biên bản giao xe ô tô cho nhân viên thường có những nội dung sau:
- Thông tin bên giao và bên nhận (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác…)
- Thông tin chi tiết về xe: biển số, số khung, số máy, nhãn hiệu, năm sản xuất…
- Thời điểm bàn giao, thời gian sử dụng.
- Mục đích sử dụng xe.
- Trách nhiệm của người nhận: bảo quản, sử dụng đúng mục đích, báo cáo hỏng hóc, không tự ý cho mượn...
- Chữ ký xác nhận của các bên liên quan.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản giao xe ô tô cho nhân viên mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản giao xe ô tô cho nhân viên?
Tham khảo mẫu biên bản giao xe ô tô cho nhân viên mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu biên bản giao xe ô tô cho nhân viên mới nhất
Mẫu biên bản giao xe ô tô cho nhân viên mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản giao xe ô tô cho nhân viên? (hình từ internet)
Nhân viên khi đi làm có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
(1) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
(2) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
(4) Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(5) Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
(6) Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
(7) Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khí thiên nhiên hóa lỏng là khí metan đúng không? Ưu tiên phát triển hạ tầng kho cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng theo mô hình gì?
- Mẫu biên bản đánh giá công việc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản đánh giá công việc ở đâu?
- Mẫu văn nghị luận về lối sống hết mình của tuổi trẻ? Yêu cầu cần đạt của kỹ năng viết văn nghị luận lớp 12 là gì?
- Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng mới ngày mấy? Ở đâu? Ngày Thánh lễ tấn phong Đức Giáo Hoàng có được nghỉ làm?
- Chính thức hoàn thành đề án sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025? Giảm 29 tỉnh và 6714 xã (dự kiến)?