Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp là mẫu nào theo quy định?
- Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp là mẫu nào theo quy định?
- Có được nộp bản sao Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp trong hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu không?
- Thương nhân Việt Nam phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu trong trường hợp nào?
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp là mẫu nào theo quy định?
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.
Tải về Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp.
Có được nộp bản sao Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp trong hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu:
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
...
4. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.
Như vậy, trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phải nộp bản chính báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam trong hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
Thương nhân Việt Nam phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về kinh doanh chuyển khẩu cụ thể như sau:
Kinh doanh chuyển khẩu
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, thương nhân Việt Nam phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu trong trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện:
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
- Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
- Hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động.
Lưu ý:
- Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân Việt Nam không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?