Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng mới nhất?
- Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng mới nhất?
- Cách lập Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng ra sao?
- Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ như thế nào?
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng mới nhất?
Hiện nay, mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng mới nhất 2023 là mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
TẢI VỀ mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng mới nhất 2023
Cách lập Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng ra sao?
Cách lập Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng được hướng dẫn theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, như sau:
- Tổ chức tín dụng báo cáo thông qua Hệ thống báo cáo thống kê tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm số liệu toàn hệ thống và số liệu từng chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
- Cột (3): Lũy kế từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổng giá trị nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ).
- Cột (4): Lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực, số tiền lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (5): Lũy kế từ ngày Thông tư có hiệu lực, số lượt khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc và/hoặc lãi) và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện theo Thông tư này.
- Cột (6): Số dư nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ; Trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết nợ được cơ cấu, TCTD báo cáo số dư nợ cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
- Cột (7): Số tiền lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo. (Lưu ý trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết tiền lãi được cơ cấu, Tổ chức tín dụng báo cáo số tiền lãi được cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
- Cột (8): Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (gốc và/hoặc lãi) tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 6, cột 7).
- Cột (9): Tổng dư nợ (gốc và lãi) của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với các khách hàng được thống kê tại cột 8).
- Cột (10): Tổng dư nợ gốc của khách hàng có khoản nợ có số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (11): Số dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này của khách hàng được thống kê tại cột 8 đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (12): Tổng số khách hàng có số dư nợ được thống kê tại cột 11 tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (13): Tổng số tiền dự phòng phải trích của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột (14): Tổng số tiền dự phòng đã trích của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trà nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN tại cuối kỳ báo cáo.
- Cột ( 15): Số lãi phải thu theo dõi ngoại bảng của các khách hàng được thống kê tại cột 8 đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
- Dòng II báo cáo số liệu phân theo mục đích cho vay: (1) Phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng (theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN); (2) Phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh (là khoản cho vay/ cho thuê tài chính nhằm phục vụ các mục đích ngoài mục đích tại dòng II.1)
- Dòng III báo cáo số liệu phân theo 21 ngành kinh tế theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng mới nhất? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ như thế nào?
Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này như sau:
a) Căn cứ quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này đối với khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này).
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B
Trong đó:
- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
d) Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:
(i) Đến thời điểm 31/12/2023: Tối thiểu 50% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
(ii) Đến thời điểm 31/12/2024: Trích thêm số còn lại để đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn vị đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách không có hệ thống mạng, thì việc nhận kết quả cấp Giấy chứng nhận được hỗ trợ xử lý như thế nào?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12? Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- Chill guy là gì? Đu trend Chill guy (Cô nàng thư giãn, anh chàng thư giãn) chuẩn quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?
- Một cá nhân có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của cả hai công ty cổ phần hay không?
- Những đối tượng nào được giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý? Trường hợp thay đổi nơi tập sự thì có phải tính lại thời gian tập sự không?