Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có giải thích: Văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
Đồng thời, căn cứ Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định về văn bản hành chính như sau:
Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Theo quy định trên thì báo cáo là một loại vản bản hành chính.
Mẫu báo cáo theo Nghị định 30 hiện nay được quy định là Mẫu 1.4 Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 30/2020/NĐ-CP:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo theo Nghị định 30
Lưu ý: Mẫu này áp dụng chung đối với các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại gồm: chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, tờ trình, giấy ủy quyền, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo.
Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo theo Nghị định 30?
Tại Mẫu 1.4 Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo theo Nghị định 30, cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên loại văn bản. (Đối với báo cáo thì viết tắt là BC)
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(5) Địa danh.
(6) Tên loại văn bản.
(7) Trích yếu nội dung văn bản.
(8) Nội dung văn bản.
(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(10) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Việc ký ban hành văn bản hành chính được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì việc ký ban hành văn bản hành chính được quy định cụ thể như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
(2) Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
(3) Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.
Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
(5) Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
(6) Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
(7) Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Lưu ý:
- Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.
- Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
(Điều 12 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán được quy định ra sao? Nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán như thế nào?
- Thời gian kiểm tra kế toán vượt quá 10 ngày không? Việc kiểm tra kế toán được thực hiện khi nào?
- Mẫu Kế hoạch giám sát chuyên đề đối với đảng viên của chi bộ? Giám sát chuyên đề có phải thực hiện thẩm tra, xác minh?
- Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Tải về mẫu bản tự bảo vệ?
- Kịch bản MC sơ kết học kì 1 năm học 2024 2025 các cấp hay nhất? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?