Mẫu Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội lập là mẫu nào?
- Ngân hàng Chính sách xã hội phải báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước khi nào?
- Mẫu Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội lập là mẫu nào?
- Các tổ chức tín dụng nhà nước phải có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là bao nhiêu?
Ngân hàng Chính sách xã hội phải báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 21/2021/TT-NHNN về trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội cụ thể như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước
...
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước báo cáo số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ);
c) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Phối hợp thực hiện việc gửi tiền, điều chỉnh số dư tiền gửi theo quy định tại Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) chậm nhất vào ngày 05 tháng 3 hằng năm;
c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) kết quả việc duy trì số dư tiền gửi theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn tất việc rà soát, điều chỉnh số dư tiền gửi trên cơ sở báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán.
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội phải có trách nhiệm Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) chậm nhất vào ngày 05 tháng 3 hằng năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội phải báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước khi nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội lập là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội lập được quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-NHNN.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì Ngân hàng Chính sách xã hội phải có trách nhiệm Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) chậm nhất vào ngày 05 tháng 3 hằng năm.
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội lập.
Các tổ chức tín dụng nhà nước phải có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-NHNN về số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì:
Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam (sau đây gọi là số dư tiền gửi) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trong đó, số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước bao gồm:
+ Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng nhà nước dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng;
+ Tiền tổ chức tín dụng nhà nước thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;
+ Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng nhà nước theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (trừ tiền ký quỹ; tiền gửi khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?