Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm?
Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm được quy định tại Điều 3 Thông tư 16/2020/TT-BGDĐT như sau:
Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm
Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm và bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 19 cm x 13,5 cm. Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ. Trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng. Trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Tên bằng có màu đỏ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các chữ khác có màu đen.
Mẫu bằng và cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Theo quy định trên, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm gồm 4 trang, mỗi trang có kích thước 19 cm x 13,5 cm.
- Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ. Trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng.
- Trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3.
- Tên bằng có màu đỏ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các chữ khác có màu đen.
Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2020/TT-BGDĐT như sau:
Trang 1 và trang 4 Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm
Trang 2 và trang 3 Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm
Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm?
Hướng dẫn cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 16/2020/TT-BGDĐT như sau:
(1) Ghi chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm bằng tiếng Việt.
(2) Ghi tên cơ sở giáo dục, bằng tiếng Việt.
(3) Ghi tên ngành đào tạo người học đã theo học, bằng tiếng Việt (đối với bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ghi theo Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành).
(4) Ghi họ tên của người được cấp văn bằng, theo giấy khai sinh.
(5) Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 04 chữ số (Ví dụ: 07/02/1981).
(6) Ghi Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá hoặc Trung bình theo Quy chế đào tạo.
(7) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính.
(8) Ghi ngày, tháng, năm cấp văn bằng.
(9) Ghi rõ chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục; thủ trưởng cơ sở giáo dục ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.
(10) Do cơ quan in phôi văn bằng ghi.
(11) Do cơ sở giáo dục ghi vào sổ gốc cấp văn bằng khi cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm.
(12), (13) Ghi chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục và tên cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm bằng tiếng Anh.
(14) Ghi tên ngành đào tạo người học đã theo học, bằng tiếng Anh.
(15) Ghi đầy đủ họ tên như đã ghi ở điểm (4) bằng tiếng Việt nhưng không có dấu.
(16), (19) Ghi ngày và năm bằng số, ghi tháng bằng chữ tiếng Anh. (Ví dụ: tiếng Việt ghi "ngày 07 tháng 10 năm 2005" thì tiếng Anh ghi "07 October 2005").
(17) Loại Xuất sắc ghi “High Distinction”, loại Giỏi ghi “Distinction”, loại Khá ghi “Credit”, loại Trung bình khá ghi “Strong Pass”, loại Trung bình ghi “Pass”.
(18) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính, bằng tiếng Anh (Ví dụ: tiếng Việt ghi "Hà Nội” thì tiếng Anh ghi "Hanoi”).
Ghi chú: Nếu người được cấp văn bằng là người nước ngoài thì ghi các thông tin tại điểm (4), (5), (15), (16) căn cứ theo hộ chiếu.
Ai có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm?
Thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm được quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT như sau:
Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Thẩm quyền cấp văn bằng được quy định như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
d) Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
đ) Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).
2. Giám đốc sở giáo dục và đao tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.
Theo quy định trên, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?