Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh mới nhất hiện nay?
- Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh mới nhất hiện nay?
- Hướng dẫn cách điền mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh mới nhất hiện nay?
- Cá nhân kinh doanh trả lương cho người lao động làm việc cho mình theo nguyên tắc nào?
Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh mới nhất hiện nay?
Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh được quy định tại Mẫu số 05-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
Tải về Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh.
Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động
Hướng dẫn cách điền mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh mới nhất hiện nay?
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản tiền thưởng và thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc tại cá nhân kinh doanh đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.
Phương pháp và trách nhiệm ghi mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh được quy định tại Mẫu số 05-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động là các thông tin theo dõi, thống kê về số công hoặc số sản phẩm/công việc hoàn thành, đơn giá lương thời gian/đơn giá lương sản phẩm,...
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.
Cột 1: Ghi bậc lương hoặc hệ số lương của người lao động.
Cột 2,3: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.
Cột 4,5: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.
Cột 6,7: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.
Cột 8: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.
Cột 9: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
Cột 10: Ghi tổng số tiền thưởng mà người lao động được hưởng.
Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng mà người lao động được hưởng.
Cột 12,13,14,15,16,17: Ghi các khoản khấu trừ lương của người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).... thuế thu nhập cá nhân phải nộp (TNCN) và tổng số tiền khấu trừ lương trong tháng. Trong đó cột 17 là tổng cộng các khoản khấu trừ lương, cột 17 = cột 12+ cột 13+ cột 14+ cột 15+ cột 16.
Cột 18: Ghi số tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập mà cá nhân kinh doanh còn phải trả người lao động (Cột 18 = Cột 11 – Cột 17).
Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương.
Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, cá nhân kinh doanh lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động chuyển cho người đại diện cá nhân kinh doanh ký duyệt, sau đó lập phiếu chi và trả lương. Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động được lưu tại cá nhân kinh doanh.
Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay (người nhận hộ phải ghi rõ họ tên). Trường hợp cá nhân kinh doanh trả lương cho người lao động qua tài khoản tiền gửi ngân hàng thì không yêu cầu người lao động phải ký vào cột “Ký nhận”.
Cá nhân kinh doanh có thể căn cứ vào đặc điểm trả lương và thu nhập của người lao động tại cá nhân kinh doanh để có thể thêm cột, bỏ bớt cột hoặc sắp xếp lại các cột từ cột 1 đến cột 10, cột 12 đến cột 16 của mẫu Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động cho phù hợp với thực tế của cá nhân kinh doanh.
Cá nhân kinh doanh trả lương cho người lao động làm việc cho mình theo nguyên tắc nào?
Cá nhân kinh doanh trả lương cho người lao động làm việc cho mình theo nguyên tắc được quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, cá nhân kinh doanh trả lương cho người lao động làm việc cho mình trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.
Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?