Mẫu Bảng phân loại mức rủi ro trong hoạt động dầu khí? Thời điểm xây dựng báo cáo rủi ro trong hoạt động dầu khí?
Mẫu Bảng phân loại mức rủi ro trong hoạt động dầu khí?
Mẫu Bảng phân loại mức rủi ro trong hoạt động dầu khí được quy định tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BCT.
Tải về Mẫu Bảng phân loại mức rủi ro trong hoạt động dầu khí.
Mẫu Bảng phân loại mức rủi ro trong hoạt động dầu khí? Thời điểm xây dựng báo cáo rủi ro trong hoạt động dầu khí? (Hình từ Internet)
Báo cáo rủi ro trong hoạt động dầu khí được xây dựng vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn như sau:
Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
1. Chương trình quản lý an toàn được thực hiện:
a) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
b) Trước khi chạy thử, vận hành.
c) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
2. Báo cáo đánh giá rủi ro được thực hiện:
a) Khi thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật.
b) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
c) Trước khi chạy thử, vận hành bảo dưỡng và sửa chữa.
d) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
đ) Cập nhật định kỳ 5 năm.
...
Theo đó, báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện:
- Khi thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật.
- Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
- Trước khi chạy thử, vận hành bảo dưỡng và sửa chữa.
- Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
- Cập nhật định kỳ 5 năm.
Lưu ý: Căn cứ Điều 11 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định mục đích của báo cáo để đánh giá và định lượng các rủi ro trong hoạt động của tổ chức, cá nhân nhằm kiểm soát hiệu quả và đề xuất biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong suốt quá trình hoạt động từ khâu thiết kế đến xây dựng, chạy thử, vận hành và hủy bỏ công trình.
Có mấy phương pháp đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về phương pháp đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí như sau:
Phương pháp luận đánh giá rủi ro
1. Đánh giá rủi ro định tính
2. Đánh giá rủi ro định lượng
Theo đó, có 2 phương pháp đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí:
(1) Đánh giá rủi ro định tính (Căn cứ Điều 15 Thông tư 40/2018/TT-BCT):
- Xây dựng ma trận rủi ro để phân tích, đánh giá mức rủi ro cho các mối nguy được nhận diện. Căn cứ vào chính sách, mục tiêu an toàn và đặc thù hoạt động dầu khí, hai chiều của ma trận có nhiều mức, không nhỏ hơn 3. Chi tiết tham khảo theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư 40/2018/TT-BCT.
- Kết quả đánh giá rủi ro định tính được trình bày dạng bảng phân loại mức rủi ro, trong đó liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện được, mức rủi ro ban đầu, các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và mức rủi ro còn lại sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Mức rủi ro được xác định từ ma trận rủi ro.
- Mẫu bảng phân loại mức rủi ro theo Phụ lục III Thông tư 40/2018/TT-BCT.
(2) Đánh giá rủi ro định lượng (Căn cứ Điều 16 Thông tư 40/2018/TT-BCT):
- Yêu cầu của đánh giá rủi ro định lượng
+ Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện theo QCVN 11: 2012/BCT.
+ Được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, có bản quyền và tính được tần suất, mô hình hậu quả và mức rủi ro cá nhân.
+ Mức rủi ro cá nhân phải so sánh với mức rủi ro chấp nhận được quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT.
- Rà soát, lựa chọn các mối nguy để đánh giá rủi ro định lượng
- Phân tích tần suất
+ Xác định dữ liệu tần suất gốc từng mối nguy: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;
+ Kết quả tính toán tần suất cho từng mối nguy đã lựa chọn.
- Mô hình hậu quả
+ Các dạng thức mô hình hậu quả được phân tích và các thông tin đầu vào liên quan.
+ Kết quả mô hình hóa hậu quả được trình bày dạng bảng và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ của từng mối nguy.
- Tính toán mức rủi ro
- Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm:
+ Rủi ro cá nhân: Thể hiện qua mức rủi ro cá nhân hàng năm (IRPA).
+ Rủi ro theo nhóm: Thể hiện qua đại lượng khả năng tổn thất sinh mạng.
+ Tính toán mức rủi ro cá nhân cao nhất và mức rủi ro cá nhân trung bình.
+ So sánh mức rủi ro tính toán được với mức rủi ro được chấp nhận theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?