Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả không?
Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả không?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Yêu cầu về an toàn dầu khí
...
4. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí sau đây:
a) Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động dầu khí;
c) Thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản;
d) Trang bị hệ thống cảnh báo có khả năng phát hiện tình huống xấu có thể xảy ra gây nguy hiểm cho công trình, môi trường và tự động thông báo, thông tin cho trung tâm điều hành đối với các công trình dầu khí trên biển không có người làm việc thường xuyên;
đ) Có tàu trực để bảo đảm ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp đối với các công trình dầu khí trên biển có người làm việc thường xuyên. Người điều hành hoạt động dầu khí ở các khu vực mỏ hoặc lô dầu khí lân cận có thể phối hợp sử dụng chung tàu trực nhưng phải bảo đảm có tàu trực liên tục để ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện việc thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản.
Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả hay không? (Hình từ Internet)
Việc ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định về việc ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí như sau:
- Nhà thầu phải xây dựng và duy trì hệ thống ứng cứu sự cố khẩn cấp để tiến hành có hiệu quả các hoạt động ứng cứu khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản. Tùy theo mức độ của sự cố, tai nạn mà nhà thầu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Việc luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp tại các công trình dầu khí phải được tiến hành thường xuyên bảo đảm người lao động hiểu rõ và nắm vững các quy trình ứng cứu với các tình huống khẩn cấp cụ thể. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro để xác định hình thức và tần suất luyện tập. Kết quả luyện tập, diễn tập phải được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
- Những người lần đầu tiên đến công trình dầu khí phải được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng cứu khẩn cấp, các trang thiết bị an toàn và các lối thoát nạn.
An toàn trong thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành công trình dầu khí được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, an toàn trong thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành công trình dầu khí trong hoạt động dầu khí được quy định như sau:
- Công trình dầu khí phải được thiết kế, chế tạo, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được thừa nhận và áp dụng rộng rãi tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm các yêu cầu sau:
+ An toàn về công nghệ;
+ An toàn về xây dựng;
+ An toàn về phòng chống cháy nổ;
+ Vùng và hành lang an toàn;
+ Các quy định về bảo vệ môi trường;
+ Chịu được các tải trọng dự kiến trong quá trình vận hành và khi xảy ra sự cố;
+ Không tạo ra sự cố dây chuyền từ sự cố đơn lẻ.
- Việc thiết kế, chế tạo, xây dựng, chạy thử, nghiệm thu công trình dầu khí phải được kiểm tra, chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đảm bảo sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trước khi chạy thử, nhà thầu phải tiến hành các công việc kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm đối với từng hạng mục công trình và phải bảo đảm kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, công tác phòng cháy và chữa cháy đã sẵn sàng được triển khai theo quy định. Trong quá trình chạy thử, tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp tăng cường nhằm sẵn sàng ứng cứu kịp thời và có hiệu quả các sự cố, tai nạn có thể xảy ra.
- Công trình dầu khí chỉ được đưa vào vận hành sau khi kết quả kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm công trình và các nội dung an toàn đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
- Công trình dầu khí phải được vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa theo đúng quy định, phù hợp với các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng được phê duyệt. Nhà thầu phải dừng ngay các hoạt động nếu các hoạt động đó có thể gây nguy hiểm đối với con người, môi trường và công trình dầu khí mà không thể kiểm soát được.
Xem thêm: Mức rủi ro được chấp thuận trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào âm lịch? Mùng 1 Tết năm 2025 thứ mấy?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế là khi nào?
- Công văn 8726 về nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 như thế nào? Tải Công văn 8726 về nghỉ Tết Âm lịch?
- 03 cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp? Hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ? Năm 2025 nghỉ Tết từ ngày bao nhiêu?