Mẫu Bảng phân công dạy thay của tổ chuyên môn? Tải mẫu? Tổ chuyên môn trường trung học có nhiệm vụ gì?
Mẫu Bảng phân công dạy thay của tổ chuyên môn? Tải mẫu?
Tham khảo mẫu Bảng phân công dạy thay của tổ chuyên môn dưới đây:
Tải về Mẫu Bảng phân công dạy thay của tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn trường trung học có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tổ chuyên môn
1. Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
3. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chuyên môn trường trung học có nhiệm vụ sau đây:
- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Mẫu Bảng phân công dạy thay của tổ chuyên môn? Tải mẫu? Tổ chuyên môn trường trung học có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Tuổi của học sinh trường trung học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh trường trung học như sau:
(1) Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi.
Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
(2) Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
(3) Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
(4) Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
- Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
- Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
(5) Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
- Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Liên đoàn Địa chất Đông Bắc trực thuộc cơ quan nào? Có trụ sở tại đâu? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- 03 Đoạn văn miêu tả về Dinh Độc Lập lớp 5 ngắn gọn? Lập dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
- Các bảo tàng ở TPHCM mở cửa miễn phí Kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5 và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5?
- Mở cửa miễn phí các bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19 5?
- Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo đại học phải có từ 9 thành viên đúng không theo Thông tư 04?