Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty? NLĐ đã cam kết nhưng vi phạm, công ty được phép xử lý kỷ luật ở mức độ nào?
Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty dành cho người lao động?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan chưa quy định cụ thể Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty dành cho người lao động.
Có thể tham khảo Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty dành cho người lao động dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty - Mẫu 1
TẢI VỀ: Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty - Mẫu 2
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể điều chỉnh nội dung bản cam kết này cho phù hợp với quy định cụ thể của công ty và quy định pháp luật.
Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty? NLĐ đã cam kết nhưng vi phạm, công ty được phép xử lý kỷ luật ở mức độ nào? (Hình từ Internet)
Bản cam kết chấp hành nội quy công ty vô hiệu trong trường hợp nào?
Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Ngoài ra, tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định giao dịch dân sự vô hiệu cụ thể:
Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Dẫn chiếu đến Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cụ thể như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Từ những quy định trên, cam kết có thể được xem là một giao dịch dân sự, do vậy bản cam kết có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Theo đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bản cam kết có thể bị vô hiệu nếu không có một trong các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Người lao động đã cam kết nhưng vi phạm nội quy công ty được phép xử lý kỷ luật ở mức độ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 thì công ty được phép xử lý kỷ luật người lao động vi phạm nội quy công ty theo một trong các hình thức sau:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
Ngoài ra, theo điểm g khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
…
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
…
Như vậy, nội quy lao động của công ty bắt buộc phải quy định cụ thể những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm đó.
Do đó, trường hợp người lao động đã thực hiện cam kết chấp hành nội quy lao động nhưng vi phạm thì công ty có quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức tương ứng với hành vi vi phạm đã được quy định cụ thể trong nội quy lao động công ty.
Lưu ý: Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì công ty có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động đó (theo khoản 3 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024 thế nào? Tải về Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024?
- Hướng dẫn tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?
- Hướng dẫn xác định mức lương tối thiểu vùng? Tiền lương có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?