Mâm giàn giáo là gì? Yêu cầu chung về an toàn đối với mâm giàn giáo là gì theo quy định pháp luật?
Mâm giàn giáo là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.45 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13662:2023 về Giàn giáo - Yêu cầu an toàn thì:
Mâm giàn giáo (scaffold deck) là một đơn vị sàn công tác.
Mâm giàn giáo được thiết kế và chế tạo để mang tải tối thiểu là một người làm việc.
Mâm giàn giáo có các móc ở 2 đầu để móc vào thanh gióng ngang chính của giàn giáo.
Mâm giàn giáo nói chung được định mức để chịu tải phân bố đều.
Trong đó, theo quy định tại tiểu mục 3.1, 3.40, 3.41, 3.42, 3.43 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13662:2023 về Giàn giáo - Yêu cầu an toàn thì:
Giàn giáo (scaffold)
Một hệ thống kết cấu tạm đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hoặc mặt sàn cố định
Sàn giàn giáo (platform)
Thuật ngữ chung dùng để mô tả một mặt bằng trên giàn giáo có cấu tạo từ một hay nhiều đơn vị sàn công tác. Sàn giàn giáo có thể là sàn công tác hoặc sàn di chuyển
Sàn công tác (working platform)
Sàn giàn giáo có vị trí tại nơi làm việc để đỡ người và vật liệu và tạo ra vị trí làm việc (xem Hình A.32)
Sàn di chuyển (access platform)
Sàn giàn giáo dùng để làm đường di chuyển tới sàn công tác, nhưng không bao gồm sàn công tác. Sàn di chuyển có thể là sàn nghiêng hoặc nằm ngang (Hình A.33)
Đơn vị sàn công tác (platform unit)
Thuật ngữ chung dùng để mô tả một bộ phận nhỏ nhất có thể hoạt động độc lập hoặc lắp ghép thành một sàn công tác hoặc sàn di chuyển. Đơn vị sàn công tác có thể là các ván gỗ xẻ, ván gỗ ép, ván kim loại, một bàn giáo hoặc sàn chế tạo sẵn bằng kim loại (xem Hình A.34)
Mâm giàn giáo là gì? Yêu cầu chung về an toàn đối với mâm giàn giáo là gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung về an toàn đối với mâm giàn giáo là gì?
Yêu cầu chung về an toàn đối với mâm giàn giáo được quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13662:2023 về Giàn giáo - Yêu cầu an toàn cụ thể như sau:
(1) Mâm giàn giáo phải chịu tải trọng tập trung là 125 kg đặt ở giữa sàn hoặc tải trọng tải phân bố đều tối thiểu là 125 kg/m2.
Các yêu cầu về tải trọng tập trung và tải trọng phân bố đều là các yêu cầu độc lập, riêng rẽ không đồng thời áp dụng.
Trong hai tải trọng đó, chọn tải trọng nghiêm ngặt hơn để thiết kế.
(2) Mâm giàn giáo phải có các móc khóa ở hai đầu để cố định và truyền tải trọng lên các thanh gióng ngang hoặc treo vào hệ cáp treo (giáo treo). Móc khóa của mâm giàn giáo vào gióng ngang phải an toàn chống hiện tượng tự rời hoặc nâng móc khóa.
(3) Bề mặt của mâm giàn giáo phải là thép liền, thép lưới hoặc hệ thanh. Bề mặt của mâm giàn giáo phải cố định vào khung biên hoặc cố định vào các thanh giằng chéo.
(4) Khe hở lớn nhất giữa các mâm giàn giáo sau khi ghép và khe hở bề mặt của mâm giàn giáo với khung biên không lớn hơn 10 mm.
(5) Bề mặt của mâm giàn giáo có thể được tạo rãnh thấp hơn so mặt trên của khung biên.
(6) Bề mặt của mâm giàn giáo kim loại phải được tạo nhám chống trơn trượt.
(7) Mâm giàn giáo phải ghi nhãn và phải có thông số tải trọng định mức tuân thủ 5.1.2.3.
(8) Mâm giàn giáo phải được thử nghiệm thiết kế.
Mâm giàn giáo phải có thông số tải trọng định mức tuân thủ các yêu cầu nào?
Như đã phân tích ở trên thì mâm giàn giáo phải ghi nhãn và phải có thông số tải trọng định mức tuân thủ tiểu tiết 5.1.2.3 tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13662:2023 về Giàn giáo - Yêu cầu an toàn cụ thể như sau:
(1) Tất cả các sàn công tác và đơn vị sàn công tác được thiết kế để mang tải trọng phân bố đều phải chịu được tải tập trung cho tối thiểu một người làm việc như trong 5.1.2.2.2.
(2) Sàn công tác và đơn vị sàn công tác tuân thủ các yêu cầu đối với tải trọng người trong 5.1.2.2 có thể thiết kế để mang tải phân bố đều. Các yêu cầu đối với tải trọng phân bố đều và các yêu cầu đối với tải trọng người là các yêu cầu độc lập, riêng rẽ không đồng thời áp dụng.
(3) Sàn công tác tải trọng nhẹ, phải được thiết kế để chịu tải phân bố đều là 125 kg/m2.
(4) Sàn công tác tải trọng trung bình, phải được thiết kế để chịu tải phân bố đều là 250 kg/m2.
(5) Sàn công tác tải trọng nặng, phải được thiết kế để chịu tải phân bố đều là 375 kg/m2.
(6) Sàn công tác đặc biệt là loại sàn có thể được thiết kế và chế tạo để chịu tải phân bố đều đặc biệt không đề cập trong 5.1.2.3.3, 5.1.2.3.4, 5.1.2.3.5.
Trong đó, tại tiểu mục 3.54 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13662:2023 về Giàn giáo - Yêu cầu an toàn thì:
Tải trọng định mức (load rating) là tải trọng lớn nhất tùy thuộc vào phân cấp tải trong giàn giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?