Mắc COVID 19 thì thực hiện cách ly y tế trong bao lâu? Trường hợp nào phải cưỡng chế cách ly hiện nay?
Mắc COVID 19 thì thực hiện cách ly y tế trong bao lâu?
Trước hết căn cứ theo Điều 1 Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 có quy định:
Điều 1. Điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Như vậy, Bệnh COVID19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, kể từ khi Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2023
Cụ thể, tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 có quy định:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota); bệnh do vi rút Zika vào danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Điểm b, khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
...
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời, Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP có quy định:
Áp dụng biện pháp cách ly y tế
...
2. Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
...
Như vậy, theo các căn cứ nêu trên thì Người mắc bệnh COVID19 phải thực hiện cách ly y tế.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 101/2010/NĐ-CP có quy định:
Thẩm quyền, hình thức quyết định và thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế
...
3. Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực. Riêng đối với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 02 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực;
b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì phải gia hạn thời gian cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Theo đó, thời gian cách ly y tế đối với người mắc bệnh COVID19 là không quá 21 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực.
Lưu ý:
Đối với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu thì thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 02 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực.
Đối với trường hợp chưa khỏi bệnh thì người mắc bệnh COVID19 phải gia hạn thời gian cách ly và quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 1 Mục IV Hướng dẫn Giám sát và phòng chống COVID-19 Ban hành kèm theo Quyết định số 3985/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rằng:
CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
1. Đối với ca bệnh xác định
- Thu dung, quản lý điều trị; phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
- Người mắc COVID-19 điều trị ngoại trú cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm như sau:
+ Người mắc COVID-19 phải đeo khẩu trang. Khuyến khích tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
+ Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn.
+ Giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.
- Trường hợp người mắc COVID-19 tử vong: Xử lý thi hài theo Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến khích người mắc COVID-19 tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác.
Trong trường hợp, nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
Người mắc bệnh COVID 19 thì thực hiện biện pháp cách ly y tế trong bao lâu? (Hình từ internet)
Trường hợp nào người mắc bệnh COVID 19 phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 101/2010/NĐ-CP có quy định rằng:
Các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế được thực hiện trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 1 nhưng không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Như vậy, căn cứ quy định định trên thì trường hợp người mắc bệnh COVID 19 phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế là khi thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP nhưng không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 2 Nghị định 101/2010/NĐ-CP.
Cách ly y tế hiện nay được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.
15. Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.
16. Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.
17. Xử lý y tế là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.







.png)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Bạc Liêu?
- Lịch tháng 6 2025 âm và dương đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch tháng 6 2025 bắt đầu và kết thúc ngày nào?
- Người lạm dụng chức vụ quyền hạn cấp sổ hồng sai quy định bị xử lý ra sao? Ai có thẩm quyền cấp sổ hồng?
- Doanh nghiệp không phải điều chỉnh mức chi phí khấu hao của công trình xây dựng cơ bản hoàn thành kể từ thời điểm nào?
- Người dân tham gia Bảo hiểm y tế cần làm gì khi đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ từ 1/6? Ứng dụng được sử dụng thay thế cho thẻ BHYT giấy?