Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671? Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu?

Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671? Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu? Cơ sở khám bệnh chữa bệnh ưu tiên khám bệnh chữa bệnh đối với trường hợp nào?

Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671?

Căn cứ theo quy đinh tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 có quy định về danh mục bệnh nền khi mắc bệnh covid 19 như sau:

Theo đó, dưới đây là danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng năng khi bệnh nhân mắc bệnh Covid 19, cụ thể:

(1) Đái tháo đường.

(2) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.

(3) Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

(4) Bệnh thận mạn tính.

(5) Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

(6) Béo phì, thừa cân.

(7) Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).

(8) Bệnh lý mạch máu não.

(9) Hội chứng Down.

(10) HIV/AIDS.

(11) Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).

(12) Bệnh huyết học mạn tính khác.

(13) Hen phế quản.

(14) Tăng huyết áp.

(15) Thiếu hụt miễn dịch.

(16) Bệnh gan mạn tính.

(17) Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.

(18) Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

(19) Các bệnh hệ thống.

(20) Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh - mắc phải.

Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671? Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu?

Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671? Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu? (Hình từ Internet)

Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu?

Căn cứ theo Phần I hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid 19 được ban hành kèm theo Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 có quy định như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG
Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút ARN lớn, có thể gây bệnh cho cả động vật và con người. Ở người, coronavirus có thể gây ra một loạt bệnh, từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh nặng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây dịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn thế giới gây đại dịch toàn cầu. Từ đó đến nay, vi rút cũng đột biến tạo ra nhiều biến thể khác nhau.
SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua dạng sương mù (aerosol), ngoài ra khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị. Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút từ 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và phát tán mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng. Thời gian phát tán vi rút gây lây nhiễm khoảng 8 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng, nhưng có thể dài hơn ở những người bệnh có suy giảm miễn dịch. Tuy vậy, những người bệnh không triệu chứng vẫn có thể phát tán vi rút gây lây nhiễm.
Phổ bệnh của COVID-19 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn.
Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm để cách ly ca bệnh và bảo đảm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Như vậy, bệnh Covid 19 (SARS-CoV-2) lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm.

Bên cạnh đó, bệnh Covid 19 (SARS-CoV-2) cũng có khả năng lây truyền qua dạng sương mù (aerosol), ngoài ra khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị.

Cơ sở khám bệnh chữa bệnh ưu tiên khám bệnh chữa bệnh đối với trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần ưu tiên khám bệnh chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
9 Biện pháp phòng chống dịch COVID-19 chi tiết hiện nay theo Quyết định 3985 ra sao? Chỉ tiêu cụ thể gồm những gì?
Pháp luật
Mắc COVID 19 thì thực hiện cách ly y tế trong bao lâu? Trường hợp nào phải cưỡng chế cách ly hiện nay?
Pháp luật
Hướng dẫn giám sát và phòng bệnh COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí xác định biến thể dịch COVID 19 mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế?
Pháp luật
Hướng dẫn mới về thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung như thế nào?
Pháp luật
Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ tăng nặng khi mắc bệnh Covid 19 theo Quyết định 2671? Bệnh Covid 19 lây trực tiếp qua đâu?
Pháp luật
Dấu hiệu Covid 2025? Làm sao để biết mình bị Covid? Covid mới nhất có triệu chứng như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn mới nhất chính sách thuế TNCN đối với các khoản chi hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19?
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào