Mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
- Vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có được xếp vào nhóm vật tư nhập khẩu hay không?
- Mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
- Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất?
Vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có được xếp vào nhóm vật tư nhập khẩu hay không?
Căn cứ tại Điều 54 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu:
Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu
1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:
a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;
c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;
d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
2. Máy móc, thiết bị nhập khẩu do bên đặt gia công cho bên nhận gia công thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công.
Đồng thời, theo dựa theo hướng dẫn tại Công văn 3304/TCHQ-GSQL năm 2019 hướng dẫn khai hải quan và báo cáo quyết toán đối với vật tư tiêu hao; công cụ, dụng cụ do Tổng cục Hải quan ban hành thì:
Vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu bao gồm vật tư làm bao bì, đóng gói và vật tư tiêu hao.
Theo đó, vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được hiểu là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu, ví dụ như phấn vẽ trên vải trong ngành may mặc; hóa chất làm sạch bề mặt vi mạch trong ngành công nghiệp điện tử.
Hay nói cách khác, nếu vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được xếp vào nhóm vật tư nhập khẩu thì phải là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu.
Mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
Mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại Mục 1 Công văn 3304/TCHQ-GSQL năm 2019, cụ thể như sau:
- Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng mã loại hình E21; đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sử dụng mã loại hình là E31;
- Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao của DNCX từ nước ngoài sử dụng mã loại hình E11; khi nhập khẩu từ trong nước sử dụng mã loại hình E15.
Cụ thể, về mã loại hình nhập khẩu E11, E15, E21, E31 được quy định tại Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng được ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021:
Mã LH | Khai kết hợp | Tên | Hướng dẫn sử dụng | Ghi chú |
E11 | X | Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài | Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công. | |
E15 | Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa | Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác. | ||
E21 | X | Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài | Sử dụng trong trường hợp: a) Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: Nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; Nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; Tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công. b) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không nước ngoài xuất cảnh | |
E31 | X | Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu | Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn: a) Từ nước ngoài; b) Từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. d) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam xuất cảnh | Áp dụng đối với các trường hợp đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng, thì khai báo theo loại hình A12. |
Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Thông tư 38/2015/TT-BTC về địa điểm làm thủ tục hải quan:
Theo đó, địa điểm làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất như sau:
(1) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
- Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
- Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
- Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
(2) Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
- Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu); hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
- Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 09/2018/NĐ-CP) và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?