Lưu học sinh hiệp định là gì? Nguồn kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định được lấy từ những nguồn nào?
Lưu học sinh hiệp định là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 55/2020/TT-BTC có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định về giáo dục đào tạo: là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài về lĩnh vực giáo dục đào tạo làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Cơ sở giáo dục tại Việt Nam có đào tạo lưu học sinh hiệp định: cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định.
3. Lưu học sinh hiệp định: là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gồm sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh, lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học, sau đại học, lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Theo quy định trên có giải thích lưu học sinh hiệp định là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gồm sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh, lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học, sau đại học, lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Lưu học sinh hiệp định là gì? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định được lấy từ đâu?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 55/2020/TT-BTC có quy định về kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định được lấy từ các nguồn sau:
(1) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách) cấp cho các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
(2) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục;
(3) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
Sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định như thế nào?
Cũng theo Điều 3 Thông tư 55/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định
...
2. Nội dung chi đào tạo lưu học sinh hiệp định
a) Các cơ sở giáo dục được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh hiệp định sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi cho các nội dung: Chi đào tạo lưu học sinh; Chi hỗ trợ 01 lần trang cấp ban đầu cho lưu học sinh khi sang học tại Việt Nam; Chi sinh hoạt phí (học bổng) hàng tháng cho lưu học sinh trong thời gian học tập chính thức tại Việt Nam.
b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi đào tạo lưu học sinh hiệp định.
3. Đối với lưu học sinh hiệp định học không tập trung, mức chi đào tạo tính theo tháng và số ngày thực tế (trường hợp không đủ 01 tháng) lưu học sinh có mặt học tập tại Việt Nam.
4. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
5. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định theo quy định của pháp luật.
Theo đó nguồn kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định được chi như sau:
(1) Các cơ sở giáo dục được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh hiệp định sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để chi cho các nội dung:
- Chi đào tạo lưu học sinh;
- Chi hỗ trợ 01 lần trang cấp ban đầu cho lưu học sinh khi sang học tại Việt Nam;
- Chi sinh hoạt phí (học bổng) hàng tháng cho lưu học sinh trong thời gian học tập chính thức tại Việt Nam.
(2) Khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn kinh phí sau để chi đào tạo lưu học sinh hiệp định:
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?