Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là gì? Vi phạm quy định về lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ bị xử phạt như thế nào?
Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là gì?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như sau:
Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là vật thể có chất phóng xạ bám trên bề mặt hoặc trong thành phần của nó.
2. Tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như quy định đối với chất thải phóng xạ;
b) Xin phép cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện các biện pháp thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ khi mức nhiễm bẩn phóng xạ thấp hơn hoặc bằng mức thanh lý. Khi được phép thanh lý, thì việc thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ được thực hiện như loại bỏ chất thải thông thường.
Như vậy, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là vật thể có chất phóng xạ bám trên bề mặt hoặc trong thành phần của nó.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như quy định đối với chất thải phóng xạ;
- Xin phép cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện các biện pháp thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ khi mức nhiễm bẩn phóng xạ thấp hơn hoặc bằng mức thanh lý.
+ Khi được phép thanh lý, thì việc thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ được thực hiện như loại bỏ chất thải thông thường.
Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ (hình từ internet)
Vi phạm quy định về lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý, thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như sau:
Vi phạm quy định về xử lý, thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thanh lý vật thể nhiễm bẩn phóng xạ có mức nhiễm bẩn phóng xạ cao hơn mức quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi vật thể nhiễm bẩn phóng xạ để lưu giữ, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu có hành vi Vi phạm quy định về lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể về vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định về trách nhiệm quy định chi tiết về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh các nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân như sau:
Trách nhiệm quy định chi tiết về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh các nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung sau đây:
a) Liều giới hạn, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và kiểm soát chiếu xạ công chúng;
b) Việc thực hiện nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp;
c) Việc thực hiện kiểm xạ khi tiến hành công việc bức xạ;
d) Việc tẩy xạ sau khi kết thúc công việc bức xạ;
đ) Những công việc bức xạ yêu cầu phải có người phụ trách an toàn;
e) Chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu đào tạo về an toàn đối với nhân viên bức xạ;
g) Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ, thời hạn của chứng chỉ, việc gia hạn chứng chỉ nhân viên bức xạ và việc công nhận chứng chỉ nhân viên bức xạ do tổ chức nước ngoài cấp;
h) Báo cáo tình trạng chôn cất và lập bản đồ địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ;
i) Nội dung hồ sơ an toàn bức xạ, thời gian lưu giữ đối với từng loại hồ sơ;
k) Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
l) Mức miễn trừ khai báo, cấp phép, mức thanh lý, thủ tục thẩm định, đánh giá, phê chuẩn và các biện pháp thanh lý nguồn phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ;
m) Việc xác định địa điểm có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người cần có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền;
n) Quy định về kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ, an ninh và các vấn đề khác theo thẩm quyền.
Như vậy, trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể về vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?