Lực lượng Quản lý thị trường hoạt động theo các nguyên tắc nào và vị trí, chức năng được quy định ra sao?
Quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 4 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 (Được sửa đổi bởi Điều 2 Pháp lệnh 01/2018/UBTVQH14) quy định như sau:
Quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường
1. Nội dung quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển lực lượng Quản lý thị trường;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lực lượng Quản lý thị trường;
c) Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
d) Quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức Quản lý thị trường;
e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
g) Thống kê nhà nước về hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
i) Hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, gồm trao đổi thông tin, hợp tác nghiệp vụ, ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
Đối chiếu quy định trên thì có 09 nội dung được quy định cụ thể đối với lực lượng Quản lý thị trường.
Lực lượng Quản lý thị trường hoạt động theo các nguyên tắc nào và vị trí, chức năng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Lực lượng Quản lý thị trường hoạt động theo các nguyên tắc nào và vị trí, chức năng quy định ra sao?
Theo Điều 5, Điều 7 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định về nguyên tắc hoạt động và vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường cụ thể như sau:
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
2. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Bảo vệ bí mật nguồn thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra chuyên ngành.
5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
...
Điều 7. Vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường
Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, lực lượng Quản lý thị trường phải bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, về vị trí chức năng đối với lực lượng Quản lý thị trường có quy định cụ thể tại Điều 7 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016.
Quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường hiện nay là gì?
Về những nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường được thực hiện tại Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 như sau:
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016.
- Thanh tra chuyên ngành.
- Xử lý vi phạm hành chính.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?