Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng của Việt Nam phải tuân thủ những quy định gì?
- Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài là gì?
- Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng của Việt Nam phải tuân thủ những quy định gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì cấp phép cho tàu bay Quân sự nước ngoài tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng tại Việt Nam?
Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài là gì?
Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Phối hợp với lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng
1. Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài là tàu bay, phương tiện và người nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng trong khu vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng của Việt Nam. Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn theo thỏa thuận về tìm kiếm, cứu nạn với các quốc gia. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp phép cho các chuyến bay, phương tiện và lực lượng theo quy định tại Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam.
2. Việc phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương với các lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng theo quy định tại Nghị định số 95/2010/NĐ-CP.
...
Như vậy, theo quy định, lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài là tàu bay, phương tiện và người nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng trong khu vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng của Việt Nam.
Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài là gì? (Hình từ Internet)
Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng của Việt Nam phải tuân thủ những quy định gì?
Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng được quy định tại Điều 15 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Phối hợp với lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng
...
3. Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp tìm kiếm cứu nạn báo cáo Cục Hàng không Việt Nam xem xét, báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phê duyệt trước khi thực hiện.
4. Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không là đầu mối phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng, thông báo về các yêu cầu, điều kiện cụ thể theo quy định của Việt Nam và biện pháp, cách thức phối hợp tìm kiếm cứu nạn giữa lực lượng và phương tiện nước ngoài với lực lượng và phương tiện tìm kiếm cứu nạn Việt Nam.
5. Người, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài vào tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng của Việt Nam phải:
a) Tuân thủ theo thỏa hiệp thư mà hai bên đã ký kết;
b) Chịu sự giám sát việc tuân thủ các quy định của Việt Nam và có trách nhiệm thông tin, báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam;
c) Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn theo sự điều phối chung của Chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn Việt Nam tại hiện trường và cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng của Việt Nam phải:
(1) Tuân thủ theo thỏa hiệp thư mà hai bên đã ký kết;
(2) Chịu sự giám sát việc tuân thủ các quy định của Việt Nam và có trách nhiệm thông tin, báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam;
(3) Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn theo sự điều phối chung của Chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn Việt Nam tại hiện trường và cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam.
Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì cấp phép cho tàu bay Quân sự nước ngoài tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng tại Việt Nam?
Việc chủ trì cấp phép cho tàu bay Quân sự nước ngoài tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng được quy định tại khoản 3 Điều 17 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Phối hợp và thống nhất với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn xây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của Không quân, Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng khác của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng gắn với việc sẵn sàng trực và tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng.
2. Tổ chức huy động lực lượng, phương tiện quân đội tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, hoặc đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
3. Chủ trì cấp phép cho tàu bay Quân sự nước ngoài tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng tại Việt Nam. Tham gia ý kiến với Bộ Giao thông vận tải để cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện của nước ngoài thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng trong vùng trời Việt Nam.
4. Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng của lực lượng quốc phòng.
Như vậy, theo quy định, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì cấp phép cho tàu bay Quân sự nước ngoài tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Đồng thời, tham gia ý kiến với Bộ Giao thông vận tải để cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện của nước ngoài thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng trong vùng trời Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?