Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam?
- Hồ sơ đề nghị cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bao gồm những nội dung gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam?
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải thông báo việc cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam đến cơ quan nào?
Hồ sơ đề nghị cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bao gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị cấp phép được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp phép
Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, cụ thể:
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép cho tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa hoặc phương tiện giao thông đường sắt hoặc phương tiện giao thông đường bộ hoặc các tàu, thuyền quân sự và các lực lượng đi kèm theo phương tiện, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thực hiện theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Giấy đăng ký phương tiện (không áp dụng đối với phương tiện giao thông đường sắt);
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn hiệu lực;
d) Người điều khiển phương tiện: Yêu cầu cung cấp giấy phép điều khiển phương tiện tương ứng với loại phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn hiệu lực;
đ) Danh sách lực lượng đi kèm theo phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải có thông tin về: Họ tên; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn hiệu lực;
e) Vật tư, thiết bị đi kèm theo phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, bao gồm:
- Danh mục vật tư (nếu có);
- Danh mục chủng loại, số lượng trang, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn;
g) Trường hợp các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này không được lập bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh. Bản chính của các giấy tờ này phải được xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG: TẢI VỀ
(2) Giấy đăng ký phương tiện;
(3) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn hiệu lực;
(4) Người điều khiển phương tiện;
(5) Danh sách lực lượng đi kèm theo phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải có thông tin về: Họ tên; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn hiệu lực;
(6) Vật tư, thiết bị đi kèm theo phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, bao gồm:
- Danh mục vật tư (nếu có);
- Danh mục chủng loại, số lượng trang, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn;
Lưu ý: Trường hợp các giấy tờ nêu trên không được lập bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh. Bản chính của các giấy tờ này phải được xuất trình khi làm thủ tục nhập cảnh.
Hồ sơ đề nghị cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam?
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG như sau:
Cơ quan cấp phép cho phương tiện và lực lượng đi kèm theo phương tiện
1. Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cấp phép cho các cơ quan chuyên ngành giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước (trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này), cụ thể như sau:
a) Cục Hàng hải Việt Nam cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển thực hiện theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện đường thủy nội địa thực hiện tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
c) Cục Đường sắt Việt Nam cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện đường sắt thực hiện tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
...
Như vậy, theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải thông báo việc cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam đến cơ quan nào?
Việc thông báo cấp phép được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG như sau:
Trình tự phối hợp cấp phép, thời hạn của giấy phép
...
3. Thông báo cấp phép
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép khi cấp giấy phép phải gửi tới:
a) Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) 02 bản để thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế có lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam về quyết định cấp phép; Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) 01 (một) bản và gửi kèm danh sách lực lượng đi kèm theo phương tiện tham gia tìm, kiếm cứu nạn để cấp thị thực nhập cảnh;
b) Trường hợp không đồng ý cấp phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan;
c) Hình thức gửi thông báo: Bằng fax hoặc thư điện tử hoặc văn bản.
4. Thời hạn của giấy phép
Căn cứ đề nghị cấp phép, yêu cầu thực tế công tác tìm kiếm, cứu nạn, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định thời hạn của giấy phép nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày cấp.
Như vậy, theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải thông báo về việc cấp phép cho phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam tới:
(1) Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) 02 bản để thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế có lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam về quyết định cấp phép;
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) 01 (một) bản và gửi kèm danh sách lực lượng đi kèm theo phương tiện tham gia tìm, kiếm cứu nạn để cấp thị thực nhập cảnh;
(2) Trường hợp không đồng ý cấp phép, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?