Có bắt buộc người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn hay không?

Tôi cần một vài thông tin thế này, về nguyên tắc trong hoạt động cứu nạn cứu hộ là gì? Khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng cứu nạn cứu hộ của các lực lượng thì cần ngay đến sự hỗ trợ của cơ quan nào? Có bắt buộc người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn hay không? Anh Khiết (Xuyên Mộc) đặt câu hỏi

Nguyên tắc trong hoạt động cứu nạn cứu hộ là gì?

Theo Điều 4 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động cứu nạn cứu hộ như sau:

- Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

- Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

Có bắt buộc người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn hay không?

Có bắt buộc người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn hay không? (Hình từ Internet)

Khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng cứu nạn cứu hộ của các lực lượng thì cần ngay đến sự hỗ trợ của cơ quan nào?

Theo Điều 13 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về việc phân công thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ:

- Ngay khi sự cố, tai nạn xảy ra thì cá nhân, hộ gia đình, cơ sở, cơ quan, tổ chức, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm tự tổ chức cứu nạn, cứu hộ, đồng thời báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết về diễn biến sự cố, tai nạn. Nếu sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng của mình thì yêu cầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến xử lý.

- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cứu nạn, cứu hộ khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng của các lực lượng quy định tại khoản 1 Điều này.

- Khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm điều phối thực hiện cứu nạn, cứu hộ.

Theo đó, nếu gặp phải sự cố, tai nạn vượt quá khả năng cứu nạn cứu hộ của các lực lượng thì y ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm điều phối thực hiện cứu nạn cứu hộ.

Bên cạnh đó, tại Điều 14 Nghị định 83/2017/NĐ-CP cũng có nêu chế độ thông tin, tiếp nhận và xử lý tin báo về cứu nạn cứu hộ như sau:

- Thông tin về sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời cho các lực lượng quy định tại Điều 23 Nghị định 83/2017/NĐ-CP hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số điện thoại 114 hoặc chính quyền địa phương, Công an nơi gần nhất.

- Khi tiếp nhận tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thì cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1. Điều này xử lý thông tin để tổ chức cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 83/2017/NĐ-CP và ghi sổ nhận tin báo sự cố, tai nạn.

Có bắt buộc người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn hay không?

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định về người chỉ huy cứu nạn cứu hộ như sau:

Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất từ cấp chỉ huy đội trở lên hoặc là người được người có chức vụ cao nhất của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn ủy quyền.
2. Trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được quy định như sau:
a) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở cơ quan, tổ chức, cơ sở nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở đó là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vắng mặt thì người chỉ huy là Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
b) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở địa bàn cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người này vắng mặt thì Đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
c) Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn thuộc phạm vi quản lý của mình;
d) Người đứng đầu đơn vị cứu nạn, cứu hộ chuyên trách chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn trong phạm vi quản lý của mình.
3. Khi đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ quy định tại khoản 2 Điều này bàn giao quyền chỉ huy cứu nạn, cứu hộ cho người chỉ huy của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Từ quy định nêu trên thì đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, người chỉ huy cứu nạn cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất từ cấp chỉ huy đội trở lên hoặc là người được người có chức vụ cao nhất của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn ủy quyền.

Tìm kiếm cứu nạn
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện theo hình thức nào?
Pháp luật
Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do lũ lụt lớn có được nhà nước hỗ trợ tiền để khắc phục hậu quả thiên tai không?
Pháp luật
22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không? Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm kiếm cứu nạn
2,381 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tìm kiếm cứu nạn Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào