Lực lượng công an nhân dân ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa theo nguyên tắc nào? Bộ Công an ứng phó này theo sự phân công của ai?
Lực lượng công an nhân dân ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa theo nguyên tắc nào?
Lực lượng công an nhân dân ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2021/TT-BCA như sau:
Nguyên tắc ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân và cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra sự cố, thiên tai.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị kịp thời phục vụ hoạt động ứng phó; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt.
3. Thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.
5. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Công an địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kịp thời báo cáo Bộ Công an và Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an chỉ đạo khi có tình huống vượt khả năng, thẩm quyền.
Theo đó, thì lực lượng công an nhân dân ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa theo nguyên tắc được quy định như trên.
Lực lượng công an nhân dân ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Bộ Công an ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công của ai?
Bộ Công an ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công của ai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BCA như sau:
Cơ chế chỉ đạo, chỉ huy trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Bộ Công an theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp cùng các lực lượng chức năng tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các sự cố, thiên tai xảy ra trên diện rộng hoặc sự cố, thiên tai do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo.
2. Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an: Chỉ đạo ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư và hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi, lĩnh vực Bộ Công an phụ trách.
3. Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chỉ đạo lực lượng chức năng thuộc phạm vi quản lý tham gia phối hợp trong ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tại địa phương; thực hiện ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách và khi có yêu cầu của Bộ Công an.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Công an theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp cùng các lực lượng chức năng tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các sự cố, thiên tai xảy ra trên diện rộng hoặc sự cố, thiên tai do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo.
Kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng công an nhân dân được xây dựng như thế nào?
Kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng công an nhân dân được xây dựng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCA như sau:
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Đơn vị trực thuộc Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Công an địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thực tập, diễn tập các phương án ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với các cấp độ rủi ro của sự cố, thiên tai; định kỳ hằng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của Bộ Công an, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, theo quy định trên thì Đơn vị trực thuộc Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Công an địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Tổ chức thực tập, diễn tập các phương án ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với các cấp độ rủi ro của sự cố, thiên tai;
Định kỳ hằng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của Bộ Công an, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?