Lòng se điếu giả là gì? Bán lòng se điếu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ quyết định hình phạt là gì?

Lòng se điếu giả là gì? Bán lòng se điếu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ quyết định hình phạt đối với người bán lòng se điếu giả (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm)?

Lòng se điếu giả là gì?

Lòng se điếu hay còn gọi là lòng xe điếu, là một loại lòng đặc biệt của heo, không giống như các loại lòng thông thường thường thấy trong bữa ăn. Đây là loại lòng non chỉ xuất hiện ở những con heo cái đã sống lâu năm, gầy yếu và mỗi con heo chỉ có một đoạn lòng se điếu. Khi đó, lớp lòng bên trong sẽ xoắn lại với lớp màng bên ngoài dày và các gân nổi rõ, có hình dáng giống như những chiếc ống điếu dùng để hút thuốc lào, nên được dân gian gọi là "se điếu".

Lòng se điếu có đặc điểm là rất dày, giòn, dai và có hương vị đậm đà đặc trưng. Chính vì thế, dù hiếm và đắt đỏ, nó lại trở thành món khoái khẩu của nhiều người. Đây là một trong những món nhậu dân dã nhưng mang đậm hương vị đặc biệt trong ẩm thực Việt.

Vậy, Lòng se điếu giả là gì?

Lòng se điếu giả là cách gọi để chỉ loại lòng được làm giả giống với lòng se điếu thật, thường nhằm mục đích thay thế, đánh lừa người tiêu dùng hoặc đơn giản là chế biến món ăn tương tự khi không có lòng se điếu thật.

Lưu ý: Thông tin "Lòng se điếu giả là gì?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Lòng se điếu giả là gì? Bán lòng se điếu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ quyết định hình phạt là gì?

Lòng se điếu giả là gì? Bán lòng se điếu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ quyết định hình phạt là gì? (Hình từ Internet)

Bán lòng se điếu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Theo đó, đối với hành vi bán lòng se điếu giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và tùy theo mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi bán lòng se điếu giả mà có thể bị xử lý hình sự theo các mức độ khác nhau.

Trong đó, mức hình phạt cao nhất đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

- Cá nhân: Phạt tù 20 năm hoặc chung thân.

- Pháp nhân thương mại: Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra,

(i) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(ii) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Căn cứ quyết định hình phạt đối với người bán lòng se điếu giả theo Bộ luật Hình sự là gì?

Căn cứ quyết định hình phạt đối với người bán lòng se điếu giả (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm) được quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

(1) Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

(2) Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ nêu trên, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Buôn bán hàng giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?
Pháp luật
Lòng se điếu giả là gì? Bán lòng se điếu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ quyết định hình phạt là gì?
Pháp luật
Buôn bán sữa giả có tổ chức bị phạt mấy năm tù? Quảng cáo sữa giả có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?
Pháp luật
Từ 01/6/2025, người bán thực hiện hành vi bán hàng giả có bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không?
Pháp luật
Những lưu ý nên biết khi mua sữa để tránh mua phải sữa giả? Mức phạt sản xuất sữa giả? Người mua có được bồi thường?
Pháp luật
Mua phải sữa giả, người tiêu dùng có được bồi thường? Yêu cầu xử lý vi phạm bồi thường không qua văn bản được không?
Pháp luật
Mức phạt đối với hành vi buôn bán sữa giả? Buôn bán sữa giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Tác hại của hàng giả hàng nhái là gì? Phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Hàng giả hàng nhái là gì? Hàng kém chất lượng là gì? Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Buôn bán hàng giả
17 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào