Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
Loại gỗ thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu là loại gỗ nào?
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu được quy định tại Mục I Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
I. DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU
STT | Mô tả hàng hóa | Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý |
1 | Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. | Bộ Quốc phòng |
2 | Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. | Bộ Quốc phòng |
3 | a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
4 | a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. | Bộ Thông tin và Truyền thông |
5 | Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
6 | a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I. d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu. đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
7 | a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất. |
TẢI VỀ Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Theo đó, loại gỗ thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu bao gồm: Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
Loại gỗ thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu?
Thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu đượch quy định tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét quyết định cho phép xuất khẩu loại gỗ thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017, việc áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:
(1) Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
- Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 8 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Và cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ tiền thưởng hằng năm theo Nghị định 73 bằng bao nhiêu của tổng quỹ tiền lương? Hướng dẫn xác định?
- Đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng theo Công văn 7585 BNV TL? Thẩm quyền xây dựng Quy chế tiền thưởng?
- Trong hoạt động khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình là gì? Kết quả khảo sát địa hình có cần lập thành báo cáo?
- Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất phải bảo đảm nguyên tắc nào?
- Thông tin hải quan có được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không?